Danh mục

Bài giảng Quan hệ pháp luật - ThS. Đặng Thị Thu Trang

Số trang: 30      Loại file: ppt      Dung lượng: 183.00 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quan hệ pháp luật do ThS. Đặng Thị Thu Trang biên soạn bao gồm những nội dung chính về khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật; thành phần của quan hệ pháp luật; sự kiện pháp lý. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quan hệ pháp luật - ThS. Đặng Thị Thu TrangQUAN HỆ PHÁP LUẬT Th.S Đặng Thị Thu TrangNội dung chính1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật2. Thành phần của quan hệ pháp luật3. Sự kiện pháp lýKhái niệm và đặc điểm củaquan hệ pháp luật Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của quan hệ pháp luật- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước- Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể xác định- Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được nhà nước đảm bảo thực hiệnThành phần của quan hệ pháp luật Chủ thể Nội dung Khách thểCHỦ THỂ Khái niệmCá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ pháp luật. Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: Năng lực pháp luật Năng lực hành vi Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.Mối quan hệ giữa năng lựcpháp luật và năng lực hành vi: Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người thứ ba hoặc được Nhà nước bảo vệ trong một số quan hệ pháp luật nhất định. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Năng lực pháp luật của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.LƯU Ý Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với các quốc gia khác nhau, hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ở mỗi nhà nước, năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhauCÁC LOẠI CHỦ THỂ Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch) Năng lực pháp luật của cá nhân Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật của cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân mới sinh ra và được mở rộng dần theo thời gianThời điểm chấm dứt năng lực pháp luật của cá nhân:Năng lực pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết Năng lực hành vi của cá nhânThời điểm phát sinh: năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật của cá nhân, phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người và khi mà cá nhân đáp ứng được những điều kiện cơ bản như sau: Về độ tuổi Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi Những điều kiện khác: tùy thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực quan hệ pháp luật, điều kiện cụ thể của năng lực hành vi cá nhân còn có thể là sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tài sản… Thời điểm chấm dứt: Đó là khi cá nhân không còn tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình được nữa.. Khi cá nhân chết thì năng lực hành vi cũng chấm dứt. Khi mất khả năng nhận thức Các loại chủ thể là cá nhân:- Công dân- Người nước ngoài- Người không có quốc tịch Pháp nhân là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực chủ thể của pháp nhân:*Năng lực pháp luật của pháp nhânNăng lực pháp luật của pháp nhân mang tính chuyên biệtNăng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh:từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ...

Tài liệu được xem nhiều: