Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 1 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 1 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL MANAGEMENT) ThS. Trương Thị Diệu Hiền Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Định nghĩa QLMT Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Định nghĩa QLMT(tt) -Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề MT có liên quan đến con người, hướng tới PTBV và sử dụng hợp lý tài nguyên. Mục tiêu QLMT - Mục tiêu của QLMT là PTBV, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT. - Mục tiêu QLMT có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, hệ thống pháp lý. Mục tiêu QLMT Nguyên tắc QLMT Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường Nguyên tắc QLMT (tt) Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường. Nguyên tắc QLMT (tt) Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó. Chất lượng môi trường ở Việt Nam(tt) Theo Bộ TN&MT, hiện cả nước có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ khoảng 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gần 300 khu công nghiệp với lưu lượng xả thải trên 2 triệu m3/ngày nhưng có tới 70% lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5- 12%. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Chất lượng môi trường ở Việt Nam(tt) Cùng với rác thải, nước thải, vấn đề khí thải cũng rất nghiêm trọng. Theo Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh (GreenID), đầu tháng 3/2019, Hà Nội đứng thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 15 về mức độ ô nhiễm không khí ở khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính của trường Đại học Fulbright, thiệt hại kinh tế ở Việt Nam do ô nhiễm không khí (2013) khoảng 5-7% GDP và gây chết sớm cho hàng chục ngàn người. Chất lượng môi trường ở Việt Nam(tt) Tại Hội nghị Lagos (Thụy Sĩ) năm 2016, Việt Nam đứng thứ 10 về ô nhiễm không khí. Theo Cục kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường, Việt Nam có khoảng 43 triệu xe máy và hơn 2 triệu ô tô lưu hành, chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch như diesel, xăng, đang là nguồn phát thải lớn khói bụi, khí độc vào không khí. Chất lượng môi trường ở Việt Nam(tt) Việc các công trình xây dựng, xe chuyên chở vật liệu, khai thác than, khoáng sản, các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất .v.v… không chấp hành quy định xử lý môi trường cũng làm ô nhiễm MT không khí không nhỏ. Các xu hướng QLMT Giảm thiểu tải lượng thải các chất ÔNMT: sản xuất sạch hơn, sử dụng nhiên liệu xanh, xử lý chất thải triệt để trước khi thải ra môi trường, đăng ký và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn môi trường, nhãn sinh thái, phân loại rác tại nguồn… Các xu hướng QLMT (tt) Cải thiện chất lượng môi trường: nâng cao hệ thống cấp thoát nước, đường xá; cải tạo hệ thống kênh rạch; tăng diện tích cây xanh. Các xu hướng QLMT (tt) Thực hiện cân bằng sinh thái: thay thế nguyên liệu hóa thạch (fossil fuel), phục hồi diện tích rừng, khu bảo tồn, vườn quốc gia. Chiến lược QLMT mang tính phòng ngừa hơn là khắc phục. Các xu hướng QLMT (tt) Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức trong cộng đồng. Đẩy mạnh công tác quan hệ quốc tế về môi trường, hòa nhập theo xu hướng toàn cầu.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản lý môi trường Quản lý môi trường Quan hệ quốc tế Cân bằng sinh thái Chiến lược quản lý môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 1
87 trang 273 1 0 -
30 trang 244 0 0
-
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 207 0 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 181 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 171 0 0 -
Tìm hiểu Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam: Phần 2
238 trang 161 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 145 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 2
92 trang 145 1 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0 -
69 trang 119 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 111 0 0 -
Thuyết trình: Hệ thống quản lý môi trường tại công ty cổ phần kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC
28 trang 97 0 0 -
5 trang 87 0 0
-
86 trang 82 0 0
-
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 82 0 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 2
81 trang 82 0 0 -
Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 1 - Võ Đình Long
173 trang 73 0 0 -
42 trang 64 0 0
-
Giáo trình Nuôi trồng thủy sản - PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương (chủ biên)
59 trang 62 0 0