![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp
Số trang: 47
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.99 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 Sử dụng đất dốc bền vững cung cấp cho người học những kiến thức như: Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc; tính bền vững trong quản lý sử dụng đất dốc; tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá tính bền vững đối với hệ thống sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp Chương 3 SỬ DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG 3.1. Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc Đất đồi núi (đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay, tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 39%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng gần 10 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%) (Lê Quốc Doanh, 2009). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 - 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hóa. 3.1.1. Hạn chế 3.1.1.1. Xói mòn và rửa trôi Xói mòn và rửa trôi là những mối đe dọa thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hóa trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy trước mùa mưa. Ở Tây Phi, những vùng đất rừng được chuyển thành đất canh tác không có thực vật che phủ, chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt đã mất đi lượng đất khoảng 115 tấn/ha/năm (Fournier, F, 1967). Bảng 3.1. Lượng đất mất và năng suất cây trồng của các phương thức canh tác đất dốc Độ dốc và Xói mòn Năng suất Phương thức canh tác lượng mưa (tấn/ha/năm) (tạ/ha) Ngô trên dốc tự nhiên 142,8 18 7 - 80 Ngô trên bậc thang 00 16 1.056,8 mm Ngô - mương bờ 56 19 66 Độ dốc và Xói mòn Năng suất Phương thức canh tác lượng mưa (tấn/ha/năm) (tạ/ha) Lúa trên đất dốc tự nhiên 149,5 4,3 Lúa - mương bờ 260 41,5 8,9 Lúa xuôi dốc 120 230 Lúa - đồng mức 200 144 Lúa - băng chắn 120 90 Ngô xen đậu 29,2 32,1 260 Ngô thuần 86,4 24,2 Săn đồi tự nhiên 232 73 Sắn băng phân xanh 7-8 0 146 107 Sắn - mương bờ 94 106 (Nguồn: Nguyễn Đức Loan) 3.1.1.2. Sự thoái hóa đất Do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng. Theo Garrity D. P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hóa đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và hóa học. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hóa. Thêm vào đó là sự giảm đáng kể của các nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn. Bảng 3.2. Đất đỏ Bazan bị thoái hóa, suy giảm dinh dưỡng do quá trình rửa trôi Can xi - Ma Dung tích hấp Phương thức Mùn Lân tổng số giê (me/100g phụ (me/100 g sử dụng (%) (P2O5%) đất) đất) Mới khai hoang 4,1 0,27 15,6 28 Cà phê 18 tuổi 3,9 0,21 15,6 26,4 Lúa nương sau 4 năm 2,2 0,13 9,3 18,2 Lúa nương 3 năm và 1,2 0,1 3,4 14 sau 4 năm (Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2000) 67 3.1.1.3. Hạn hán vào mùa khô Việc giữ nước trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc canh tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Ở nhiều vùng còn không có đủ nước cho con người cũng như động vật. Hạn hán là khó khăn chính đối với đất dốc; nếu mưa chỉ đến muộn khoảng 1 tháng so với dự tính thì một vụ mùa thất bại là chắc chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi không thể kiểm soát được trên đất dốc. 3.1.1.4. Tình trạng bị cách biệt Do nghèo nàn lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều vùng đất dốc bị tách biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân bị hạn chế. Chính vì điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế. Điều này đã làm chậm quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng (từ việc du canh bằng cách đốt nương làm rẫy để trồng cây hàng năm đến việ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp Chương 3 SỬ DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG 3.1. Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc Đất đồi núi (đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay, tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 39%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng gần 10 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%) (Lê Quốc Doanh, 2009). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 - 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hóa. 3.1.1. Hạn chế 3.1.1.1. Xói mòn và rửa trôi Xói mòn và rửa trôi là những mối đe dọa thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hóa trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy trước mùa mưa. Ở Tây Phi, những vùng đất rừng được chuyển thành đất canh tác không có thực vật che phủ, chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt đã mất đi lượng đất khoảng 115 tấn/ha/năm (Fournier, F, 1967). Bảng 3.1. Lượng đất mất và năng suất cây trồng của các phương thức canh tác đất dốc Độ dốc và Xói mòn Năng suất Phương thức canh tác lượng mưa (tấn/ha/năm) (tạ/ha) Ngô trên dốc tự nhiên 142,8 18 7 - 80 Ngô trên bậc thang 00 16 1.056,8 mm Ngô - mương bờ 56 19 66 Độ dốc và Xói mòn Năng suất Phương thức canh tác lượng mưa (tấn/ha/năm) (tạ/ha) Lúa trên đất dốc tự nhiên 149,5 4,3 Lúa - mương bờ 260 41,5 8,9 Lúa xuôi dốc 120 230 Lúa - đồng mức 200 144 Lúa - băng chắn 120 90 Ngô xen đậu 29,2 32,1 260 Ngô thuần 86,4 24,2 Săn đồi tự nhiên 232 73 Sắn băng phân xanh 7-8 0 146 107 Sắn - mương bờ 94 106 (Nguồn: Nguyễn Đức Loan) 3.1.1.2. Sự thoái hóa đất Do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng. Theo Garrity D. P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hóa đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và hóa học. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hóa. Thêm vào đó là sự giảm đáng kể của các nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn. Bảng 3.2. Đất đỏ Bazan bị thoái hóa, suy giảm dinh dưỡng do quá trình rửa trôi Can xi - Ma Dung tích hấp Phương thức Mùn Lân tổng số giê (me/100g phụ (me/100 g sử dụng (%) (P2O5%) đất) đất) Mới khai hoang 4,1 0,27 15,6 28 Cà phê 18 tuổi 3,9 0,21 15,6 26,4 Lúa nương sau 4 năm 2,2 0,13 9,3 18,2 Lúa nương 3 năm và 1,2 0,1 3,4 14 sau 4 năm (Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2000) 67 3.1.1.3. Hạn hán vào mùa khô Việc giữ nước trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc canh tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Ở nhiều vùng còn không có đủ nước cho con người cũng như động vật. Hạn hán là khó khăn chính đối với đất dốc; nếu mưa chỉ đến muộn khoảng 1 tháng so với dự tính thì một vụ mùa thất bại là chắc chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi không thể kiểm soát được trên đất dốc. 3.1.1.4. Tình trạng bị cách biệt Do nghèo nàn lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều vùng đất dốc bị tách biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân bị hạn chế. Chính vì điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế. Điều này đã làm chậm quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng (từ việc du canh bằng cách đốt nương làm rẫy để trồng cây hàng năm đến việ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản lý sử dụng đất Quản lý sử dụng đất Tiềm năng của đất dốc Quản lý sử dụng đất dốc Mô hình sử dụng đất dốc bền vữngTài liệu liên quan:
-
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 trang 126 0 0 -
9 trang 38 0 0
-
12 trang 32 0 0
-
31 trang 31 0 0
-
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 2 - ĐH Lâm Nghiệp
44 trang 30 0 0 -
8 trang 26 0 0
-
Đánh giá thực trạng các loại hình thoái hóa đất tại tỉnh Sơn La
11 trang 24 0 0 -
13 trang 23 0 0
-
104 trang 22 0 0
-
10 trang 22 0 0