Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 331.34 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai" nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp (KCN) Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu thực trạng sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền từ năm 2010 đến 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP GIANG ĐIỀN, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Châu Võ Trung Thông, Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Hữu Ngữ Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: chauvotrungthong@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp (KCN) Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thực trạng sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền từ năm 2010 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ lấp đầy ở KCN tính đến năm 2018 là 63,08%; chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên diện tích quy hoạch là 2,574 triệu USD/ha, chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên dự án là 13,182 triệu USD/dự án. Hiệu quả sử dụng đất của KCN tăng từ 19,92 tỷ đồng/ha năm 2010 lên 55,77 tỷ đồng/ha năm 2018. KCN đã thu hút đƣợc 41 doanh nghiệp đầu tƣ, giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, trong đó 40,09% lao động đã qua đào tạo nghề từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Tổng giá trị nộp ngân sách của các dự án trong KCN giai đoạn 2010 - 2018 là 78.324 tỷ đồng, trong đó giá trị nộp ngân sách năm 2018 là 12.786 tỷ đồng. Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đất, khu công nghiệp, quản lý đất đ , sử dụng đất. 1. MỞ ĐẦU Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc sử dụng đất bảo đảm tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở hiệu quả, bền vững và cân đối quỹ đất cho sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cấp thiết. Việc phát triển hình thành nên các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, các cụm công nghiệp trên cả nƣớc nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ là nguồn lực quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Kể từ khi Chính phủ có chủ trƣơng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Minh Dũng (2010) đã nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1994 - 2005. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá những ƣu điểm, những tồn tại hạn chế trong quá trình phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và đã đề xuất các giải pháp để phát triển hiệu quả các KCN nhƣ: giải pháp về đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN, giải pháp về nguồn nhân lực, về chính sách, về vốn đầu tƣ (Nguyễn Minh Dũng, 2010). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình (2011) đã tập trung luận giải những vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững khu công nghiệp và đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững các khu công nghiệp Đồng Nai (Nguyễn Thị Bình, 2011). Tác giả Lê Hoàng Hải (2013) đã thực hiện nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý dự án hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, định hƣớng đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy: để phát triển công nghiệp bền vững phải có cơ sở hạ tầng tốt tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng là yếu tố quan trọng đầu tiên để thu hút đầu tƣ (Lê Hoàng Hải, 2013). Tác giả Huỳnh Văn Chƣơng và cs. (2018) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy mật độ sử dụng 363 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao; đồng thời đã đề xuất 3 nhóm giải pháp: giải pháp về cơ chế và cải cách thủ tục hành chính, giải pháp về chính sách đất đai và giải pháp về việc thu hút vốn đầu tƣ (Huỳnh Văn Chƣơng và cs., 2018). Nhƣ vậy, có thể thấy việc đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các khu công nghiệp là vấn đề cần đƣợc quan tâm thực hiện. Do đó nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội ung nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện để đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bao gồm cả đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu * Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập thông tin, số liệu, tài liệu tại các sở, ban, ngành của tỉnh Đồng Nai (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các KCN). Các thông tin thu thập bao gồm: số liệu điều tra về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh; báo cáo thuyết minh quy hoạch đƣợc duyệt, tổng giá trị sản xuất của KCN, tỷ lệ đóng góp cho ngân sách địa phƣơng, thực hiện nghĩa vụ tài chính (trả tiền thuê đất); nguồn gốc sử dụng đất; tình hình thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB; công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biến động diện tích đất đai tại KCN; các văn bản liên quan đến chính sách quản lý sử dụng đất KCN của Trung ƣơng và của Tỉnh. Phạm vi thời gian là giai đoạn 2010 đến 2018. * Thu thập số liệu, tài liệu sơ ấp Phƣơng pháp này sử dụng mẫu phiếu điều tra có sẵn để nhằm đánh giá đƣợc thực trạng quản lý và sử dụng đất của KCN Giang Điền. Số lƣợng mẫu điều tra là 100 phiếu, chia làm 02 nhóm. Nhóm 1 gồm 30 ngƣời, là các đối tƣợng quản lý: 10 cán bộ chuyên môn của các Sở, ngành, UBND huyện Trảng Bom, các phòng ban có liên quan của huyện; 10 cán bộ Ban Quản lý các KCN và 10 cán bộ KCN Giang Điền (doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng). Nhóm 2 gồm 70 ngƣời, là các đối tƣợng sử dụng đất: 50 ngƣời đại diện doanh nghiệp đầu tƣ và ngẫu nhiên 20 công nhân lao động, làm việc trong KCN Giang Điền. Nội dung điều tra bao gồm: Thu hút đầu tƣ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP GIANG ĐIỀN, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Châu Võ Trung Thông, Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Hữu Ngữ Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: chauvotrungthong@huaf.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp (KCN) Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thực trạng sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền từ năm 2010 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ lấp đầy ở KCN tính đến năm 2018 là 63,08%; chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên diện tích quy hoạch là 2,574 triệu USD/ha, chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên dự án là 13,182 triệu USD/dự án. Hiệu quả sử dụng đất của KCN tăng từ 19,92 tỷ đồng/ha năm 2010 lên 55,77 tỷ đồng/ha năm 2018. KCN đã thu hút đƣợc 41 doanh nghiệp đầu tƣ, giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, trong đó 40,09% lao động đã qua đào tạo nghề từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Tổng giá trị nộp ngân sách của các dự án trong KCN giai đoạn 2010 - 2018 là 78.324 tỷ đồng, trong đó giá trị nộp ngân sách năm 2018 là 12.786 tỷ đồng. Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đất, khu công nghiệp, quản lý đất đ , sử dụng đất. 1. MỞ ĐẦU Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc sử dụng đất bảo đảm tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở hiệu quả, bền vững và cân đối quỹ đất cho sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cấp thiết. Việc phát triển hình thành nên các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, các cụm công nghiệp trên cả nƣớc nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ là nguồn lực quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Kể từ khi Chính phủ có chủ trƣơng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Minh Dũng (2010) đã nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1994 - 2005. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá những ƣu điểm, những tồn tại hạn chế trong quá trình phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và đã đề xuất các giải pháp để phát triển hiệu quả các KCN nhƣ: giải pháp về đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN, giải pháp về nguồn nhân lực, về chính sách, về vốn đầu tƣ (Nguyễn Minh Dũng, 2010). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình (2011) đã tập trung luận giải những vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững khu công nghiệp và đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững các khu công nghiệp Đồng Nai (Nguyễn Thị Bình, 2011). Tác giả Lê Hoàng Hải (2013) đã thực hiện nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý dự án hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, định hƣớng đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy: để phát triển công nghiệp bền vững phải có cơ sở hạ tầng tốt tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng là yếu tố quan trọng đầu tiên để thu hút đầu tƣ (Lê Hoàng Hải, 2013). Tác giả Huỳnh Văn Chƣơng và cs. (2018) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy mật độ sử dụng 363 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao; đồng thời đã đề xuất 3 nhóm giải pháp: giải pháp về cơ chế và cải cách thủ tục hành chính, giải pháp về chính sách đất đai và giải pháp về việc thu hút vốn đầu tƣ (Huỳnh Văn Chƣơng và cs., 2018). Nhƣ vậy, có thể thấy việc đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các khu công nghiệp là vấn đề cần đƣợc quan tâm thực hiện. Do đó nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội ung nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện để đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bao gồm cả đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu * Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập thông tin, số liệu, tài liệu tại các sở, ban, ngành của tỉnh Đồng Nai (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các KCN). Các thông tin thu thập bao gồm: số liệu điều tra về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh; báo cáo thuyết minh quy hoạch đƣợc duyệt, tổng giá trị sản xuất của KCN, tỷ lệ đóng góp cho ngân sách địa phƣơng, thực hiện nghĩa vụ tài chính (trả tiền thuê đất); nguồn gốc sử dụng đất; tình hình thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB; công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biến động diện tích đất đai tại KCN; các văn bản liên quan đến chính sách quản lý sử dụng đất KCN của Trung ƣơng và của Tỉnh. Phạm vi thời gian là giai đoạn 2010 đến 2018. * Thu thập số liệu, tài liệu sơ ấp Phƣơng pháp này sử dụng mẫu phiếu điều tra có sẵn để nhằm đánh giá đƣợc thực trạng quản lý và sử dụng đất của KCN Giang Điền. Số lƣợng mẫu điều tra là 100 phiếu, chia làm 02 nhóm. Nhóm 1 gồm 30 ngƣời, là các đối tƣợng quản lý: 10 cán bộ chuyên môn của các Sở, ngành, UBND huyện Trảng Bom, các phòng ban có liên quan của huyện; 10 cán bộ Ban Quản lý các KCN và 10 cán bộ KCN Giang Điền (doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng). Nhóm 2 gồm 70 ngƣời, là các đối tƣợng sử dụng đất: 50 ngƣời đại diện doanh nghiệp đầu tƣ và ngẫu nhiên 20 công nhân lao động, làm việc trong KCN Giang Điền. Nội dung điều tra bao gồm: Thu hút đầu tƣ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Chính sách đất đai và Bất động sản Quản lý sử dụng đất Khu công nghiệp Giang Điền Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quản lý dự án hạ tầng khu công nghiệpTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 320 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 226 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 163 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0