Bài giảng Quản trị chất lượng: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
Số trang: 35
Loại file: pdf
Dung lượng: 701.76 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Quản trị chất lượng - Bài 3: Quản trị chất lượng" với các nội dung bản chất của quản trị và quản trị chất lượng; các triết lý về quản trị chất lượng; nguyên tắc của quản trị chất lượng; các chức năng của quản trị chất lượng; một số quan điểm lệch lạc trong quản trị chất lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị chất lượng: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh BÀI 3 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Ths. Nguyễn Thị Phương Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015103224 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tốt gỗ và tốt nước sơn • Yếu tố “sạch” rất đáng giá đối với người tiêu dùng trong thời buổi mọi người đều lo ngại trước những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay khi gia nhập thị trường, TH True Milk đã gây sốc bằng thông điệp quảng cáo “sữa sạch”. • Để đảm bảo sản phẩm sữa sạch, nguyên chất, Công ty xác định nguồn sữa tươi nguyên liệu phải được kiểm soát chất lượng với quy trình khép kín từ khâu chọn giống, thức ăn, chăm sóc bò đến khâu chế biến và phân phối. Toàn bộ quá trình này được tư vấn và quản lý bởi những chuyên gia cùng với hệ thống phần mềm công nghệ quản lý hàng đầu thế giới. Nhà máy sữa tươi sạch của TH True Milk sử dụng công nghệ hiện đại của thế giới với hệ thống dây chuyên sản xuất tự động, chế biến ra những sản phẩm sữa tươi sạch hoàn toàn nguyên chất với nhiều hương vị thơm ngon. • Mục tiêu mà Chủ tịch tập đoàn TH, bà Thái Hương hướng đến là sản phẩm sữa tươi TH True Milk vừa “tốt gỗ” (chất lượng thật), vừa “tốt nước sơn” (bao bì đẹp, nhận diện thương hiệu rõ nét). v1.0015103224 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tốt gỗ và tốt nước sơn 1. TH True Milk đã sử dụng điều gì để hướng tới tâm lý khách hàng sử dụng sữa? 2. Bạn nhận xét gì về quy trình sản xuất của TH True Milk? 3. Theo bạn, chất lượng sữa tươi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 4. Để đảm bảo cung cấp sữa tươi có chất lượng, TH True Milk cần phải quản lý ở những khâu nào? v1.0015103224 3 MỤC TIÊU • Sinh viên hiểu rõ thực chất thế nào là quản trị chất lượng, phạm vi của quản trị chất lượng. • Sinh viên hiểu các nguyên tắc của quản trị chất lượng và vận dụng các nguyên tắc trong thực tế. • Sinh viên nắm vững các chức năng cơ bản của quản trị chất lượng. • Sinh viên hiểu các quan niệm sai lầm trong quản trị chất lượng. v1.0015103224 4 NỘI DUNG Bản chất của quản trị và quản trị chất lượng Các triết lý về quản trị chất lượng Nguyên tắc của quản trị chất lượng Các chức năng của quản trị chất lượng Một số quan điểm lệch lạc trong quản trị chất lượng v1.0015103224 5 1. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1.1. Bản chất của quản trị 1.2. Bản chất của quản trị chất lượng 1.3. Quá trình phát triển của quản trị chất lượng 1.4. Vai trò của quản trị chất lượng v1.0015103224 6 1.1. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ • Cách tiếp cận thứ nhất, quản trị là quá trình tác động hướng đích của chủ thể vào khách thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trên cơ sở các nguồn lực nhất định. • Cách tiếp cận thứ hai, quản trị là quá trình làm việc với và làm việc thông qua người khác nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trên cơ sở các nguồn lực nhất định. • Cách tiếp cận thứ ba, quản trị là quá trình lập kế hoạch – tổ chức thực hiện – giám sát đánh giá – và điều chỉnh để thực thi tốt một công việc nào đó. v1.0015103224 7 1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG • Trong tiêu chuẩn ISO 9000, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Standard Organization) đưa ra khái niệm: “Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng” • Có thể hiểu, quản trị chất lượng là hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định. v1.0015103224 8 1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG (tiếp theo) Một số thuật ngữ thông dụng: • Mục tiêu chất lượng: điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan đến chất lượng. • Chính sách chất lượng: ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức. • Hoạch định chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng. • Kiểm soát chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng. • Đảm bảo chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện. • Hệ thống quản trị chất lượng: hệ thống quản trị để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. • Cải tiến chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng. v1.0015103224 9 1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1920 1940 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị chất lượng: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh BÀI 3 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Ths. Nguyễn Thị Phương Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015103224 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tốt gỗ và tốt nước sơn • Yếu tố “sạch” rất đáng giá đối với người tiêu dùng trong thời buổi mọi người đều lo ngại trước những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay khi gia nhập thị trường, TH True Milk đã gây sốc bằng thông điệp quảng cáo “sữa sạch”. • Để đảm bảo sản phẩm sữa sạch, nguyên chất, Công ty xác định nguồn sữa tươi nguyên liệu phải được kiểm soát chất lượng với quy trình khép kín từ khâu chọn giống, thức ăn, chăm sóc bò đến khâu chế biến và phân phối. Toàn bộ quá trình này được tư vấn và quản lý bởi những chuyên gia cùng với hệ thống phần mềm công nghệ quản lý hàng đầu thế giới. Nhà máy sữa tươi sạch của TH True Milk sử dụng công nghệ hiện đại của thế giới với hệ thống dây chuyên sản xuất tự động, chế biến ra những sản phẩm sữa tươi sạch hoàn toàn nguyên chất với nhiều hương vị thơm ngon. • Mục tiêu mà Chủ tịch tập đoàn TH, bà Thái Hương hướng đến là sản phẩm sữa tươi TH True Milk vừa “tốt gỗ” (chất lượng thật), vừa “tốt nước sơn” (bao bì đẹp, nhận diện thương hiệu rõ nét). v1.0015103224 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tốt gỗ và tốt nước sơn 1. TH True Milk đã sử dụng điều gì để hướng tới tâm lý khách hàng sử dụng sữa? 2. Bạn nhận xét gì về quy trình sản xuất của TH True Milk? 3. Theo bạn, chất lượng sữa tươi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 4. Để đảm bảo cung cấp sữa tươi có chất lượng, TH True Milk cần phải quản lý ở những khâu nào? v1.0015103224 3 MỤC TIÊU • Sinh viên hiểu rõ thực chất thế nào là quản trị chất lượng, phạm vi của quản trị chất lượng. • Sinh viên hiểu các nguyên tắc của quản trị chất lượng và vận dụng các nguyên tắc trong thực tế. • Sinh viên nắm vững các chức năng cơ bản của quản trị chất lượng. • Sinh viên hiểu các quan niệm sai lầm trong quản trị chất lượng. v1.0015103224 4 NỘI DUNG Bản chất của quản trị và quản trị chất lượng Các triết lý về quản trị chất lượng Nguyên tắc của quản trị chất lượng Các chức năng của quản trị chất lượng Một số quan điểm lệch lạc trong quản trị chất lượng v1.0015103224 5 1. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1.1. Bản chất của quản trị 1.2. Bản chất của quản trị chất lượng 1.3. Quá trình phát triển của quản trị chất lượng 1.4. Vai trò của quản trị chất lượng v1.0015103224 6 1.1. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ • Cách tiếp cận thứ nhất, quản trị là quá trình tác động hướng đích của chủ thể vào khách thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trên cơ sở các nguồn lực nhất định. • Cách tiếp cận thứ hai, quản trị là quá trình làm việc với và làm việc thông qua người khác nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trên cơ sở các nguồn lực nhất định. • Cách tiếp cận thứ ba, quản trị là quá trình lập kế hoạch – tổ chức thực hiện – giám sát đánh giá – và điều chỉnh để thực thi tốt một công việc nào đó. v1.0015103224 7 1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG • Trong tiêu chuẩn ISO 9000, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Standard Organization) đưa ra khái niệm: “Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng” • Có thể hiểu, quản trị chất lượng là hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định. v1.0015103224 8 1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG (tiếp theo) Một số thuật ngữ thông dụng: • Mục tiêu chất lượng: điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan đến chất lượng. • Chính sách chất lượng: ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức. • Hoạch định chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng. • Kiểm soát chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng. • Đảm bảo chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện. • Hệ thống quản trị chất lượng: hệ thống quản trị để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. • Cải tiến chất lượng: một phần của quản trị chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng. v1.0015103224 9 1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1920 1940 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị chất lượng Quản trị chất lượng Bài giảng Quản trị chất lượng bài 3 Quản trị chất lượng Các chức năng của quản trị chất lượng Nguyên tắc của quản trị chất lượngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu học tập Quản trị chất lượng: Phần 2
110 trang 344 0 0 -
51 trang 167 0 0
-
Tiểu luận Quản trị chất lượng: Lợi ích khi áp dụng ISO 9000 tại công ty cổ phần nhựa Bình Minh
46 trang 164 0 0 -
Tiểu luận quản trị chất lượng: Tiêu chuẩn SQF
13 trang 119 0 0 -
39 trang 119 0 0
-
Bài thuyết trình: Quản trị chất lượng
13 trang 77 0 0 -
122 trang 71 0 0
-
Quản trị chiến lược - TS Trần Đăng Khoa
16 trang 54 1 0 -
Bài giảng Quản trị chất lượng – Bài 6: Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng
21 trang 52 0 0 -
Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 3 - Quản lý chất lượng
67 trang 46 0 0