Danh mục

Bài giảng Quản trị dự án - Chương 4

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 547.42 KB      Lượt xem: 48      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 4 thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thuộc Bài giảng Quản trị dự án có nội dung trình bày về: một số khái niệm lợi ích kinh tế xã hội và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị dự án - Chương 4 CHƯƠNG IV THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 1. Khái niệm: Lợi ích kinh tế xã hội là những lợi ích về mặt kinh tế được xét trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là xét trên tầm vĩ mô, khác với những lợi ích về mặt tài chính chỉ xét trên tầm vi mô liên quan đến từng xí nghiệp. 1. Khái niệm: Nói cách khác: Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện dự án. 1. Khái niệm Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng có tính chất định tính như : - Đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước (công nghiệp hóa, hiện đại hóa...). - Góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh... Những đóng góp có tính chất định lượng như : - Gia tăng thu nhập quốc dân. - Mức tăng thu ngân sách. - Gia tăng số người có việc làm. - Tăng thu ngoại tệ... Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất mà xã hội dành cho dự án thay vì sử dụng vào việc khác trong tương lai gần. Như vậy, lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh (có mục đích) giữa lợi ích do dự án tạo ra và cái giá mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Người ta dùng các chỉ tiêu tương tự như khi thẩm định hiệu quả tài chính đó là thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần… Điểm khác biệt là khi thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội cần điều chỉnh giá tính trong dự án (giá tài chính) về giá kinh tế. II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Ngoài ra, trong thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội còn có chỉ tiêu đặc thù như sau: 1. Chỉ số sinh lời kinh tế (ERR) Chỉ số sinh lợi kinh tế là tỷ suất chiết khấu làm cho hiện giá lợi ích kinh tế của dự án bằng với hiện giá chi phí kinh tế của dự án. Chỉ số sinh lợi kinh tế tính tương tự như tỷ số sinh lời nội bộ (IRR) nhưng có ý nghĩa đánh giá dự án dưới góc độ của toàn nền kinh tế, toàn xã hội. Bt: Lợi ích kinh tế năm thứ t Ct: Chi phí kinh tế năm thứ t n t ERR = r  ( Bt  Ct ) /(1  r ) t 0 0 2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư Chỉ số sinh lời kinh tế là công cụ để đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng thu thập được đầy đủ số liệu theo yêu cầu đề ra. Do đó trên thực tế để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư người ta thường sử dụng những phương pháp tính toán đơn giản phù hợp với thực trạng về khả năng cung ứng thông tin của đất nước để xem dự án đóng góp như thế nào đến mục tiêu phát triển của quốc gia. a. Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia. Chỉ tiêu này chính là NPV kinh tế của dự án. Dòng tiền để xác định chỉ tiêu này có thể xác định theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp đã được đề cập ở phần phân tích tài chính, còn tính theo phương pháp gián tiếp người ta sử dụng công thức sau: Giá trị gia tăng = Lãi ròng + Lương + Thuế + Các khoản vay - Trợ giá, bù giá ( nếu có) +/- Ngoại tác Các khoản mục trong phân tích tài chính trong dự án đầu tư: thuế, trợ giá… là những chi phí mang tính chất chuyển giao trực tiếp. Đây là các giá trị có tính chất chuyển dịch sở hữu từ tổ chức kinh tế này sang tổ chức kinh tế khác mà không gây ra sự thay đổi nào trong nền kinh tế. Thuế: Thuế nộp cho ngân sách Nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư nhưng lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách Nhà nước hay đối với nền kinh tế quốc dân. Vì thế việc miễn giảm thuế để ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư là sự hy sinh của xã hội, 1 khoản chi phí của xã hội phải chịu. Thực ra thuế chiếm một phần trong giá nên người tiêu dùng phải chịu khoản thuế trong giá đó. Chính phủ là người thu khoản thuế này chi cho các khoản chung hay tái đầu tư phúc lợi cho toàn xã hội. Vì thế trên phạm vi toàn thể cộng đồng 2 khoản này triệt tiêu không tạo ra hay mất đi giá trị nào cả. Tuy nhiên, khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng) trong phân tích tài chính ta đã trừ đi các khoản thuế xem như là các khoản chi thì trong phân tích kinh tế xã hội ta phải cộng vào để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại. Lương: Lương và tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Trong phân tích tài chính ta coi nó là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội phải coi lương là thu nhập. Trong thực tế tiền lương, tiền công chưa phải thước đo chính xác giá trị sức lao động mà người lao động đã phải bỏ ra. Trong các nước còn nhiều người thất nghiệp, bán thất nghiệp thì nó càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động đóng góp cho dự án. Có thể tham khảo phương pháp điều chỉnh sau : - Đối với lao động có chuyên môn : để nguyên như trong phân tích tài chính. - Đối với lao động không có chuyên môn : chỉ tính 50% so với chi phí tiền lương trong phân tích tài chính. Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc & lãi) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà không làm tăng giảm thu nhập quốc dân. Tuy vậy, khi xác định lãi ròng trong phân tích tài chính ta trừ đi nợ như là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội cộng ...

Tài liệu được xem nhiều: