Danh mục

Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2: Chương 4 - ĐH Thương Mại

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.10 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 4: Định giá các dịch vụ của ngân hàng thương mại. Chương này có những nội dung chính sau: Các loại giá sản phẩm và phương pháp định giá sản phẩm của ngân hàng thương mại, xác định lãi suất tài sản sinh lãi, định giá nguồn vốn huy động,... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2: Chương 4 - ĐH Thương Mại CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG NỘI DUNG 4.1 Các loại giá sản phẩm và phương pháp định giá sản phẩm của ngân hàng thương mại 4.2 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi 4.3 Định giá nguồn vốn huy động 4.4 Định giá các dịch vụ khác của ngân hàng 4.1 Các loại giá sản phẩm và PP định giá sản phẩm của NHTM 4.1.1 Các loại giá dịch vụ 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ 4.1.1 Các loại giá dịch vụ a. Lãi suất - Khái niệm: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định (1 năm) Lãi suất là giả cả của tín dụng vì nó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người cho vay 4.1.1 Các loại giá dịch vụ a. Lãi suất - Phân loại: + Lãi suất huy động và lãi suất tài trợ: + Lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung, dài hạn: Là lãi suất được phân biệt theo thời hạn của sản phẩm. + Lãi suất cố định, thả nổi hoặc hỗn hợp + Lãi suất trần và lãi suất sàn + Lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi + Lãi suất nội tệ, ngoại tệ 4.1.1 Các loại giá dịch vụ b. Phí - Khái niệm: Phí thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên qui mô sản phẩm - Phí được tính bằng số tiền tuyệt đối trong một số trường hợp như tính phí tối đa, tổi thiểu,… - Trong hoạt động tài trợ (cho vay, bảo lãnh) ngân hàng thường sử dụng phí để bù đắp một phần chi phí của ngân hàng 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ a. Tiền gửi - Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình, - Tỷ lệ lạm phát => LS, Chính sách huy động TG - Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác - Trình độ phát triển của thị trường tài chính - Khả năng sinh lời của ngân hàng - Độ an toàn của các ngân hàng. 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ b. Tiền vay - Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình - Tỷ lệ lạm phát => LS, Chính sách huy động TG - Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác - Trình độ phát triển của thị trường tài chính - Khả năng sinh lời của ngân hàng - Độ an toàn của các ngân hàng - Chính sách tín dụng - Rủi ro của ngân hàng - Định hướng của NHNN trong từng thời kỳ. 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ b. Khác - Các nhân tố bên trong + Địa bàn hoạt động của ngân hàng. + Thu nhập bình quân và khả năng tiết kiệm của nền KT + Tình hình chính trị, xã hội + Cạnh tranh của các kênh huy động vốn khác + Thói quen giao dịch qua ngân hàng của người dân - Các nhân tố bên trong + Uy tín, thương hiệu của ngân hàng + Lãi suất, các quy định trong huy động vốn + Chất lượng dịch vụ của NH + Chiến lược phát triển và phương châm hoạt động của NH + Mạng lưới chi nhánh của NH, ATM. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ * Tầm quan trọng của việc định giá các sản phẩm - Khuyến khích tiết kiệm: Khi gửi tiên vào NH, KH được hưởng lãi và một số tiện ích khác - Khuyến khích đầu tư: Tăng sức cạnh tranh - Tăng thu nhập cho NH: lãi, phí tính vào thu nhập của ngân hàng - Bù đắp tổn thất: quỹ dự phòng được thiết lập và tính vào chi phí. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ a. Phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập (mô hình đặt giá rộng) - Định giá các sản phẩm trên cơ sở tổng hợp chi phí và mức thu nhập sau thuế cần thiết. Chi phí và thu nhập được tính toán dựa trên các yếu tố thị trường - Phương pháp này được áp dụng đối với cả sản phẩm tiền gửi, tài trợ và thanh toán và có thể được tính cho từng loại sản phẩm. - Phương pháp này áp dụng cho những khách hàng không muốn ràng buộc chặt chẽ toàn bộ nhu cầu của họ về dịch vụ của ngân hàng vào một ngân hàng. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) “Định giá trên cơ sở tính toán thu nhập và chi phí riêng đối với loại khách hàng, hoặc từng mục tiêu cần phân biệt, trên cơ sở mối quan hệ tổng thể của KH đó với NH, nhằm tạo ra mức giá (phí, lãi) riêng cho từng KH cụ thể hoặc trong những giai đoạn, trường hợp cụ thể”. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) - Định giá sản phẩm trên mối quan hệ với KH + NH định giá lãi suất hoặc phí sử dụng vốn thấp hơn hoặc lãi suất tiền gửi cao hơn cho KH lớn. + Những khách hàng có qui mô tiền gửi hoặc qui mô tiền vay lớn vì vậy cho chi phí trên một đơn vị tiền gửi (tiền vay) thấp. + Những khách hàng truyền thống sẽ giảm chi phí phân tích tín dụng hoặc giảm rủi ro. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) - Định giá sản phẩm nhằm mục tiêu trọng điểm + Các NH đều xây dựng hệ thống KH mục tiêu + Mục tiêu trọng điểm có thể gắn với lợi thế và duy trì lợi thế so sánh của NH, hoặc tạo ra lợi thế so sánh. + Phương pháp này nhằm xác định giá trị mang lại lợi thế so sánh cho khách hàng qua đó NH mong muốn thu hút các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền hoặc vay tiền và sử dụng dịch vụ. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) - Định giá sản phẩm nhằm mục tiêu xâm nhập thị trường + Xâm nhập thị trường là đối đầu với nhiều khó khăn. + Biện pháp: đặt giá huy động cao hoặc giá tín dụng thấp các NH khác. + Định giá thâm nhập thị trường phải xác định được độ nhạy cảm của qui mô các sản phẩm đối với giá + Trong giai đoạn thâm nhập thị trường NH chấp nhận lỗ hoặc lợi nhuận thấp. 4.2 Định giá tài sản sinh lãi 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi theo phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập 4.2.2 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi theo lãi suất cơ bản 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi - Cách xác định lãi suất tài sản sinh lãi • Lãi suất cho vay = Tỉ lệ chi phí vốn cho vay + Tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng • Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động vốn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: