Danh mục

Bài giảng Táo bón ở trẻ em

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.51 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Táo bón ở trẻ em giúp học viên mô tả cơ chế bệnh sinh táo bón; trình bày nguyên nhân táo bón; trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hậu quả của táo bón; trình bày xử trí và phòng ngừa táo bón. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Táo bón ở trẻ em TÁO BÓN Ở TRẺ EMMục tiêu 1. Mô tả cơ chế bệnh sinh táo bón 2. Trình bày nguyên nhân táo bón 3. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hậu quả của táo bón 4. Trình bày xử trí và phòng ngừa táo bónNội dung1. Khái niệm táo bón Táo bón là triệu chứng chậm thải phân hay thải phân rắn và khô Trẻ bị táo bón khi thời gian giữa 2 lần đi ngoài quá dài  3 ngày Táo bón là một trong những nguyên nhân thường gặp để trẻ đến phòng khám,chiếm 10% ở tất cả trẻ em và 1.5 – 7.5% ở trẻ em tuổi đến trường. Nếu hiện tượng táo bón kéo dài và trở thành kinh diễn dễ kèm theo các triệuchứng rối loạn tiêu hoá : biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đếntoàn thân, mệt mỏi, gầy còm, thiếu máu mất ngủ, có khi sốt cao. Một số trường hợp, nên phân biệt với hiện tượng giả tướt : do chậm thải rangoài, số phân ứ đọng trong kết tràng dễ kích thích sự bài tiết các chất nước của niêmmạc và phân ỉa ra ngoài sẽ chia thành hai phần rõ rệt : một phần rắn thành cục và mộtphần có nước riêng biệt. Ngoài ra cần phân biệt với tình trạng phân đói (do bệnh nhi ăn không đủ, hay ănvào nôn ra, hay không chịu ăn)2. Cơ chế bệnh sinh táo bón :2.1. Nhắc lại sinh lý Tùy theo thức ăn nuôi trẻ, trung bình sau 3 - 4 giờ (trẻ sơ sinh nhanh hơn) thìthức ăn xuống hết tá tràng. Thức ăn tiêu hoá nhanh hơn từ tá tràng đến ruột non. Khiđến hồi tràng thì chậm lại để qua van Bô-hin (Bauhin) sau 2 - 3 giờ, nhưng phải sau 6-10 giờ mới xuống hết đại tràng. Đại tràng có chức năng hấp thu nước và tích phân đểtống ra ngoài. Quá trình đẩy phân ra ngoài qua 3 giai đoạn : - Giai đoạn 1 : Không do ý muốn Phân tích lại ở đầu đại tràng sigma làm cho phần ruột này đứng thẳng, khôngcòn hình quai, sau đó tụt vào trực tràng. - Giai đoạn 2 : Cục phân bị đẩy xuống trực tràng, chạm vào niêm mạc gây nêncảm giác muốn đại tiện. Trẻ “rặn” và làm tăng áp lực trong bụng để đẩy phân qua trựctràng - Giai đoạn 3 : Giai đoạn này ngắn, vừa do phản xạ vừa do ý muốn. Cơ tròn mởra để phân thoát ra ngoài.2.2. Cơ chế gây táo bón là do : 1 - Vật chướng ngại (hẹp ruột) - Sự co bóp đại tràng bị rối loạn : đẩy phân xuống trực tràng bị chậm do trươnglực yếu (bệnh về cơ, giảm nhu động ruột, bệnh bại liệt thể bụng... ) Sự đẩy phân bịchậm do co bóp, tăng trương lực cơ (uốn ván, hội chứng màng não) - Do rối loạn cơ chế tháo phân : mất phản xạ (hôn mê)3. Dược học của một số thuốc làm trơn3.1. Dầu parafin : sản phẩm điều chế từ dầu mỏ. Là chất lỏng sánh, trong, không mùi,không tan trong nước, tan trong ete, clorofoc.Tác dụng : nhuận tràng, chữa táo bón.3.2. Microlax - Microlax BéBéThuốc xổ kích thích, là loại gel bơm vào trực tràng, thời gian bắt đầu có tác dụng 5 - 10phút. Điều trị chứng táo bón do nguyên nhân ở vùng trực tràng và hậu môn, không nêndùng kéo dài có thể gây cảm giác rát bỏng tại chỗ và hạn hữu gây viêm đại tràng sunghuyết4. Nguyên nhân thường gặp gây táo bón4.1. Táo bón chức năng: Thói quen, tập quán, tâm lý Là những nguyên nhân hay gặp hơn cả. Bệnh nhi bị táo bón nhưng ít ảnh hưởngđến toàn trạng, bụng không chướng to4.1.1. Chế độ ăn - Do chế độ ăn nhiều bột và đường, thiếu chất xơ hoặc do ăn uống ít nước - Do nuôi bằng sữa bò - Do trẻ ít vận động4.1.2. Tâm lý - Sợ bẩn, hay quen dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân này hay gặp ở trẻ lớn. - Thường gặp ở những trẻ bị ép buộc đi học quá sớm gây nên sự ám ảnh đối với trẻ, điều này gây nên sự chống đối của đứa trẻ mà hậu quả cũng đưa đến tình trạng táo bón - Táo bón cũng có thể do sự rối loạn sâu sắc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái - Việc học hành quá nặng nề đối với lứa tuổi đi học cũng gây nên tình trạng táo bón - Táo bón có thể xảy ra sau một chấn thương tâm lý bởi những sự kiện của gia đình như: tang tóc, những thay đổi của gia đình - Táo bón xảy ra trong những giai đoạn cấp: táo bón xảy ra sau đợt tiêu chảy, đặc biệt là sau một can thiệp ngoại khoa - Táo bón xảy ra bởi vết nứt hậu môn, có thể đưa đến tình trạng táo bón mạn tính do tấm lý đứa trẻ rất sợ sệt khi đi tiêu ngay cả vết nứt đã lành sẹo4.2. Do bệnh lý :4.2.1. Ruột - Táo bón do các dị tật như phình to đại tràng bẩm sinh, hẹp đại tràng. 2 - Bệnh phình to đại tràng bẩm sinh : (còn gọi là bệnh Hirschsprung, tên một bác sĩ Thụy Điển đã mô tả bệnh năm 1886). Bệnh do không có tế bào thần kinh đám rối của cơ đại tràng- còn gọi là đám rối Auerbach - Messner nên đại tràng không có khả năng đẩy phân ra ngoài. Khúc ruột phía trên phần bệnh lý to phình ra. + Tỉ lệ mắc bệnh 1/5000 trẻ + 80% trường hợp bệnh xảy ra ở đại tr ...

Tài liệu được xem nhiều: