Bài giảng Thiếu máu huyết tán bẩm sinh nhằm giúp học viên mô tả được cơ chế thiếu máu huyết tán; phân loại được bệnh thiếu huyết tán di truyền; trình bày đặc điểm bệnh hồng cầu hình cầu; trình bày đặc điểm Thalassemia; trình bày đặc điểm huyết tán cấp do thiếu men G6PD. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiếu máu huyết tán bẩm sinh
THIẾU MÁU HUYẾT TÁN BẨM SINH
* Mục tiêu:
1. Mô tả được cơ chế thiếu máu huyết tán.
2. Phân loại được bệnh thiếu huyết tán di truyền.
3. Trình bày đặc điểm bệnh hồng cầu hình cầu.
4. Trình bày đặc điểm Thalassemia.
5. Trình bày đặc điểm huyết tán cấp do thiếu men G6PD.
* Nội dung:
1. Đại cương
Định nghĩa: Đây là loại thiếu máu do hồng cầu (HC) bị phá vỡ, đời sống hồng
cầu bị rút ngắn dưới 120 ngày.
Tan huyết có thể coi là một nguyên nhân thiếu máu nếu HC lưới tăng trong khi
không thấy xuất huyết hoặc không điều trị bổ huyết. Thiếu máu tan huyết có thể
được xếp như (1) do bất thường của màng, enzym, hoặc hemoglobin (tại HC), phần
lớn khuyết tật bẩm sinh. (2) do các kháng thể, yếu tố cơ học, yếu tố huyết tương
(ngoài HC), phần lớn khuyết tật mắc phải.
2. Cơ chế thiếu máu huyết tán
2.1. Huyết tán nội mạch
Tác nhân gây vỡ HC bám vào màng HC gây vỡ dưới tác dụng của bổ thể. HC
bị vỡ nhiều sẽ giải phóng ra hemoglobin tự do trong máu (do quá khả năng chuyên
chở của haptoglobin), hemoglobin qua thận gây hemoglobin niệu, một phần
hemiglobin được haptoglobin chuyển đến hệ võng nội mô như gan, lách,.. tạo ra
bilirubin tăng trong máu.
2.2. Huyết tán ngoại mạch
Là hiện tượng phá hủy các HC tại hệ võng nội mô. Tác nhân gây vỡ là kháng
thể và bổ thể. Vai trò chính là bổ thể C3, HC khi vào lách được gắn ở nơi tiếp nhận
đoạn Fc globin của monocyte làm cho hồng cầu bị phá hủy ở lách. Ngược lại, nếu
bổ thể C3 không hoạt động thì HC bị phá hủy ở gan. HC bị ngưng kết là yếu tố cơ
bản của cơ chế tan máu do kháng thể trong huyết tương (thải các chất tự tiêu, gây
tình trạng chen chúc va chạm). Sự phá hủy hemoglobin sẽ phóng thích ra sắt,
protoporphyrin và globin. Khi hiện tượng tán huyết kéo dài sẽ gây tình trạng ứ sắt ở
các mô như gan, lách, nội tạng khác và da, bilirubin gián tiếp sẽ tăng cao gây vàng
da, tiểu đậm.
3. Phân loại bệnh thiếu máu huyết tán di truyền
3.1. Do bất thường màng hồng cầu
- Bệnh HC nhỏ, hình cầu (Sphérocytose).
- Bệnh HC hình liềm (Elliptocytose).
3.2. Do thiếu men chuyển hóa
- Do thiếu men dị hóa glucose: Pyruvate – kinase, Hexokinase,
Glucosephosphate – isomerase,. . .
1
- Do bất thường trong chuyển hóa Nucleotide của HC Pyrimidine – 5 –
Nucleotidase, Adenosine triphosphatase, Adénylate Kinase,. . . hoặc vì thừa men
Adenosine deaminase.
- Do thiếu men chuyển hóa của đường pentose – phosphate như: Glucose – 6 –
phosphate – dehydrogenase, Glutamyl – cysteine – synthetase hoặc của chuyển hóa
Glutathion như glutathion – synthétase hoặc glutathion réductase.
3.3. Do bất thường trong cấu trúc và tổng hợp các chuỗi globine của huyết sắc
tố: Bệnh Thalassemia, HbS. . .
Đặc điểm chung của các bệnh thiếu máu huyết tán di truyền:
Thiếu máu mãn có những đợt cấp đi kèm.
Thiếu máu, vàng da, gan lách to, sỏi mật, tổn thương xương.
Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian xuất hiện bệnh,
bệnh xuất hiện càng sớm thì càng nặng.
4. Bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu (Sphérocytose hay Minskowski
Chauffard)
4.1. Lịch sử: được Minkowski và Chauffard mô tả từ năm 1954.
4.2. Dịch tễ học
Bệnh huyết tán di truyền thường gặp ở Bắc Âu. Bệnh có tính gia đình, di
truyền theo kiểu trội (autosomal dominant), đôi khi theo kiểu lặn (autosomal
recessive) hay đột biến.
4.3. Cơ chế sinh bệnh
Do sự giảm chất spectrine ở màng HC hay giảm các protein hỗ trợ với
spectrine trong cấu trúc bên trong màng HC như Ankyrin, Pallidin. Tủy xương vẫn
sản xuất ra các HC bình thường nhưng do thiếu các protein ở màng làm giảm diện
tích bề mặt HC. HC không còn hình dĩa và biến thành hình cầu. Khi tới các vi mao
mạch ở lách, các HC hình cầu sẽ bị bắt giữ.
4.4. Triệu chứng lâm sàng
Tùy vào mức độ giảm spectrine, triệu chứng khởi phát có thể sớm hay muộn
hoặc không có.
Thể nặng: Thiếu máu có thể xuất hiện ngay sau sanh, vàng da nặng dễ gây
biến chứng vàng da nhân các trường hợp này cần thay máu cấp cứu.
Thể vừa: Bệnh nhân sống tới tuổi biết đi, bị thiếu máu huyết tán mãn, lách to,
tổn thương xương, sỏi mật, hay bị cơn thiếu máu nặng sau nhiễm parvovirus.
4.5. Cận lâm sàng
- Thiếu máu: Hb = 9 – 12 g/dL, thiếu máu đẳng sắc đẳng bào.
- Phết máu có nhiều HC nhỏ hình cầu ( < 6 µm) và HC đa sắc.
- Hồng cầu lưới: 5 – 20%.
- Sức bền HC giảm: bắt đầu vỡ ở 0,7% và hoàn toàn khi 0,5%.
- Xét nghiệm chuyên biệt: điện di phân tích cấu trúc polypeptides của màng
hồng cầu, nhưng chưa được phổ biến.
4.6. Chẩn đoán
- Có yếu tố GĐ: anh chị em chết ngay sau sinh vì vàng da, gan lách to.
- Lâm sàng: thiếu máu ± vàng da, gan lách to.
2
- Cận lâm sàng: Hb giảm, kích thước nhỏ, sức bền HC giảm, HC lưới tăng.
4.7. Điều trị: Truyền máu và uống folic acid. Khi trẻ lớn sẽ cắt lách.
5. Bệnh Thalassemia
5.1. Dịch tễ học
Đây là bện ...