Danh mục

Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG part 1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.32 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương VI. MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG Nội dung chính của chương: Trong chương này bao gồm những nội dung chính sau: - Giới thiệu một số bệnh thường gặp ở vật nuôi do các loài giun sán gây nên -Giới thiệu một số bệnh thường gặp ở vật nuôi do các loài nguyên sinh động vật gây nên -Giới thiệu một số bệnh thường gặp ở vật nuôi do ngành chân đốt sán gây nên -Nắm rõ vòng đời phát triển của từng loại bệnh (kí chủ cuối cùng, ký chủ trung gian, ký chủ bổ sung). -Con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG part 1 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương VI. MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG Nội dung chính của chương: Trong chương này bao gồm những nội dung chính sau: - Giới thiệu một số bệnh thường gặp ở vật nuôi do các loài giun sán gây nên -Giới thiệu một số bệnh thường gặp ở vật nuôi do các loài nguyên sinh động vật gây nên -Giới thiệu một số bệnh thường gặp ở vật nuôi do ngành chân đốt sán gây nên -Nắm rõ vòng đời phát triển của từng loại bệnh (kí chủ cuối cùng, ký chủ trung gian, ký chủ bổ sung). -Con đường lây truyền bệnh -Các triệu chứng của bệnh -Biện pháp phòng trị bệnh I. CÁC BỆNH VỀ SÁN LÁ BỆNH SÁN LÁ GAN - FASCIOLOSIS Bệnh sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng thường gặp ở loài nhai lại, do Fasciola hepatica và Fasciola gigantica thuộc họ Fasciolidae gây ra. Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở dê cừu, trâu bò, thỉnh thoảng gặp ở lợn, ngựa hươu, nai, đôi khi còn gặp ở người. Sán lá trưởng thành ký sinh ở trong gan trong ống dẫn mật, đôi khi còn gặp ở phổi, tim. Sán trưởng thành đẻ trứng, xuống ruột theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ ánh sáng, trứng nở thành ấu trùng (Miracidium), sau 40 giờ bơi lội trong nước, gặp ký chủ trung gian (ốc nước ngọt). Vào cơ thể ốc chúng phát triển thành mao ấu (Sporocis), sau 35 - 40 ngày mao ấu phát triển thành lôi ấu (Redia), rồi phát triển thành cercaria. Cercaria thành thục ra khỏi miệng ốc ra ngoài, bơi lội bám vào cây cỏ thủy sinh, đứt đuôi và tiết ra một chất dịch tạo màng cứng phát triển thành Adolescaria. Hoàn thành vòng đời từ trứng tới Adolescaria mất khoảng thời gian từ 35 - 36 ngày. Gia súc ăn phải cây cỏ chứa nang ấu vào ruột nhờ men tiêu hóa mà phân giải lớp vỏ bên ngoài, chúng chui qua niêm mạc ruột vào máu theo dòng tuần hoàn máu, tới gan ký sinh tại đó và phát triển thành sán trưởng thành. Hoàn thành một vòng đời phát triển của sán mất khoảng 3-4 tháng. Bệnh sán lá gan phát triển khắp mọi vùng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Nhất là ở những nơi có điều kiện thuận lợi như: ốc nước ngọt, đầm lầy. Những nơi sông suối, nước chảy có nhiều chất vô cơ ốc không phát triển thì bệnh sán lá gan ít gặp hơn. Cơ chế phát bệnh và triệu chứng lâm sàng Tác động của sán lên cơ thể con vật là toàn diện: Cơ giới: Chúng ký sinh ở gan, ống dẫn mật tác động chèn ép, trong quá trình di hành của ấu trùng cũng gây tổn thương cho nhiều mô bào tổ chức. Gây ra viêm gan xơ gan, rối loạn tiêu hóa. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 92 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Tác động chất độc: trong quá trình hoạt động sống của sán chúng tiết ra chất độc, không những tổn thương cho gan mà còn gây trúng độc toàn thân. Tác động cướp chất dinh dưỡng: Để duy trì sự sống của sán chúng cướp chất dinh dưỡng của ký chủ, gây cho ký chủ thiếu máu, suy dinh dưỡng, thủy thủng. Tác động mang trùng: Trong quá trình di hành của ấu trùng chúng mang theo một số loại vi khuẩn gây bệnh gây tổn thương các tổ chức gây viêm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Về lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng biểu hiện nhiều mức độ khác nhau, tùy theo mức độ nhiễm sán trong cơ thể. Triệu chứng bệnh thường thể hiện ở thể mãn tính: Trâu bò gầy yếu, rụng lông, da khô, sức sản xuất của trâu bò giảm sút rất đáng kể. Trâu bò có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác trầm trọng hơn. Về bệnh tích: Viêm gan nặng, mổ gan phát hiện thấy sán nhiều. Gan sưng to, nhiều mụn màu xám. Ống dân mật bị canxi hóa cắt ra có tiếng lạo xạo. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng không được chính xác. Mà cần chẩn đoán theo phương pháp của bệnh ký sinh trùng. Theo dõi phân gia súc tìm trứng sán, bằng phương pháp gạn rữa nhiều lần. Điều trị và phòng bệnh: Từ trước tới nay bệnh sán lá gan đã được điều trị bằng nhiều loại thuốc, như tetracloruacacbon, Dectil-B, Fasciolin filixan, Hextol... Hiện nay nhiều công ty thuốc thú y đã cho sản xuất nhiều loại thuốc tẩy sán lá gan với nhiều tên thương phẩm khác nhau, nhưng chúng đều có kết quả tốt. Đối với gia súc gầy yếu thì dùng thuốc chia làm hai lần của một liều. Gia súc mang thai tẩy sán lá gan thường có những biến chứng bất lợi. Trong công tác tẩy sán lá gan cần bổ sung vitamin, tăng cường thức ăn. Phòng ngừa: Định kỳ tẩy sán là biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất. Nó nhằm ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan, giảm mức độ cảm nhiễm sán, giảm số lượng trứng sán ra môi trường bên ngoài. Các biện pháp phòng bệnh cần được tiến hành như sau: - Ủ phân theo phương pháp sinh học - Xử lý các cơ quan nội tạng có nhiễm sán. - Diệt ốc ký chủ trung gian. - Phương pháp vật lý là đấu tranh có hiệu quả là cải tạo đất ở, nơi nước trủng và bãi cỏ, tháo nư ...

Tài liệu được xem nhiều: