Danh mục

Bài giảng Thực hành Vi sinh môi trường: Phần 1 - ThS. Hồ Bích Liên

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 617.51 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thực hành Vi sinh môi trường: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Các quy tắc an toàn khi thực hành vi sinh vật; Giới thiệu kính hiển vi quang học và quan sát vi sinh vật trong môi trường nước bằng kính hiển vi; Chuẩn bị dụng cụ-pha chế môi trường dinh dưỡng; Xác định tổng vi sinh vật và Phân lập vi sinh vật trong chất thải rắn và nước thải; Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực hành Vi sinh môi trường: Phần 1 - ThS. Hồ Bích Liên TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *********BÀI GIẢNG THỰC HÀNH VI SINH MÔI TRƯỜNG GVHD: ThS. HỒ BÍCH LIÊN - 2021 - MỤC LỤCBài mở đầu. Các quy tắc an toàn khi thực hành vi sinh vật ........................................... 1Bài 1. Giới thiệu kính hiển vi quang học và quan sát vi sinh vậttrong môi trường nước bằng kính hiển vi ....................................................................... 3Bài 2. Chuẩn bị dụng cụ-pha chế môi trường dinh dưỡng ............................................. 7Bài 3. Xác định tổng vi sinh vật và Phân lập vi sinh vật trong chấtthải rắn và nước thải .................................................................................................... 21Bài 4. Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật ...................................................................... 28Bài 5. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi sinh vật trênkính hiển vi ................................................................................................................... 36Bài 6. Phân loại vi sinh vật bằng phương pháp Nhuộm Gram .................................... 47Bài 7. Định lượng Coliform tổng số trong nước thảibằng phương pháp MPN............................................................................................... 51Bài 8. Kiểm tra E.coli trong mẫu đất ............................................................................ 59 1 BÀI MỞ ĐẦU CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI THỰC HÀNH VI SINH VẬT Thao tác an toàn là yêu cầu cực kỳ quan trọng trong thực hành vi sinh vật. Khi làmviệc với vi sinh vật, chúng ta thường thao tác với số lượng rất lớn và đậm đặc tế bào visinh vật (ở mức 109 tế bào/ml). Nhiều chủng vi sinh vật là tác nhân gây bệnh nên cần luônluôn cẩn thận với tất cả các chủng đang thao tác. Mặt khác, sinh viên thực hành cũng phảisử dụng nhiều loại hóa chất, trong đó có các acid hoặc những hóa chất có độc tính. Do vậy,cần tuân thủ một số quy tắc an toàn để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những ngườikhác trong phòng thí nghiệm như sau:- Nắm vững nguyên tắc, phương pháp làm việc với vi sinh vật.- Không nói chuyện, không ăn uống, không hút thuốc trong phòng thí nghiệm.- Mặc áo blouse trong suốt thời gian thực tập tại phòng thí nghiệm.- Khi làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh vật phải tuyệt đối giữ vệ sinh, không chạmvào các vật dụng khác khi chưa cho phép của giáo viên hướng dẫn.- Khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ, ...phải hết sức thận trọng , tránh làm đổ vỡ và hưhỏng.- Trước khi bắt đầu làm cần sát trùng mặt bàn bằng giấy lau tẩm cồn 70o hoặc dung dịchchất diệt khuẩn khác (lysol 5%, amphyl 10%, chlorox 10%), để khô. Thực hiện tương tựcho hai tay. Chú ý. chưa đốt đèn cồn khi tay chưa khô cồn. Lặp lại việc sát trùng này saukhi hoàn thành công việc.- Khi lỡ tay làm đổ, nhiễm vi sinh vật ra nơi làm việc, dùng khăn giấy tẩm chất diệt khuẩnlau kỹ, sau đó thực hiện khử trùng lại bàn làm việc.- Cần ghi chú tên chủng, ngày tháng thí nghiệm lên tất cả các hộp petri, ống nghiệm môitrường, bình nuôi cấy.- Cẩn thận khi thao tác với đèn cồn. Tắt ngọn lửa khi chưa có nhu cầu sử dụng hoặc ngaysau khi thực hiện xong mỗi thao tác. Lưu ý tránh đưa tay, tóc qua ngọn lửa. Cần có cáchbảo vệ tóc thích hợp trường hợp tóc dài. 2- Sử dụng quả bóp cao su khi thao tác ống hút định lượng (pipette), không hút bằng miệng.- Khi làm vỡ dụng cụ thủy tinh, cẩn thận mang găng tay thu gom tất cả mảnh vỡ vào mộttúi rác riêng.- Tách riêng chất thải rắn và chất thải lỏng.- Tất cả chất thải rắn, môi trường chứa hoặc nhiễm vi sinh vật cần được hấp khử trùngtrước khi thải bỏ vào các bãi rác. Các dụng cụ, bình chứa nhiễm vi sinh vật cần được ngâmvào dung dịch chất diệt khuẩn (nước javel) trước khi rửa và tái sử dụng.- Cần gói hoặc ràng bằng băng keo khi đặt chồng các đĩa petri lên nhau.- Không mở hộp petri và dùng mũi ngửi để tránh nhiễm vi sinh vật vào đường hô hấp.- Khi đốt que cấy có dính sinh khối vi sinh vật, cần đặt vòng hoặc đầu que cấy vào chânngọn lửa để tránh sự văng nhiễm vi sinh vật vào không khí.- Sau khi kết thúc bài thực hành, phải vệ sinh nơi làm việc của mình, vệ sinh các dụng cụmáy móc, dụng cụ thí nghiệm và xếp vào nơi quy định.- Sát trùng và rửa tay sạch sẽ trước khi rời phòng thí nghiệm. 3 BÀI 1 GIỚI THIỆU KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀQUAN SÁT VI SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BẰNG KÍNH HIỂN VII/ GIỚI THIỆU KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC1. KHÁI NIỆM KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độphóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ màta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.2. CẤU TẠO Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống: Hệ thống giá đỡ Hệ thống phóng đại Hệ thống chiếu sáng Hệ thống điều chỉnh Hệ thống giá đỡ gồm: Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản. Hệ thống phóng đại gồm: 4 - Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát) - Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại ...

Tài liệu được xem nhiều: