Bài giảng "Thuốc nhuận tràng" do TS. Võ Phùng Nguyên biên soạn cung cấp cho người đọc các kiến thức: Định nghĩa bệnh táo bón, nguyên nhân gây bệnh, điều trị bệnh táo bón, nguyên tắc điều trị và phương pháp sử dụng thuốc nhuận tràng và chế độ ăn dành cho người mắc bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dùng chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thuốc nhuận tràng - TS. Võ Phùng Nguyên
THUỐC NHUẬN TRÀNG
Dành cho Đại học
Khoa Dược – Đại học Y Dược TP.HCM
TS. Võ Phùng Nguyên
05/2007
TÁO BÓN
Lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng
Trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng, điều quan trọng
cần phải đảm bảo:
- Bệnh nhân bị táo bón
- và táo bón không phải là kết quả của một bệnh chưa
được chẩn đoán khác
TÁO BÓN
Định nghĩa táo bón
Chủ quan
- Phân cứng
- Căng thẳng, khó khăn khi đại tiện
- Chuyển động ruột ít, đại tiện ít hơn bình thường
- Đại tiện không hoàn toàn
Khách quan
- Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần hoặc hơn 3 ngày không đại tiện
(khác thường so với thường ngày)
- Tổng khối lượng phân < 35 g/ngày (normal 100 -200g)
- Bình thường từ 3 ngày/lần – 3 lần/ngày
- Thời gian đi qua GI 18 – 48 giờ
- Một người có chế độ ăn nhiều xơ ở dạng trái cây, rau, ngũ
cốc,… có phân mền và lớn hơn, dễ đại tiện
Harari D. et al. Arch Intern Med. 1996; 156: 315-320
TÁO BÓN
Nguyên nhân gây bệnh: 08 loại
1. Nín nhịn đại tiện thường xuyên khi có kích thích
2. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn
- Chất xơ thúc đẩy thời gian vận chuyển bình thường và
số lần đại tiện; cách điều trị ở mức độ thấp hơn của
việc sử dụng thuốc nhuận tràng
- Người lớn tuổi ít ăn chất xơ
3. Không đủ lượng nước trong chế độ ăn
4. Không hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực làm giảm
táo bón ở người lớn tuổi
5. Căng thẳng thần kinh gây táo bón trầm trọng hơn
Lederle FA.1995. Drugs Aging 6: 465-469
Harari D. Etal. 1994 JAGS 42: 947-952
TÁO BÓN
Nguyên nhân gây bệnh (2)
6. Sử dụng các thuốc gây táo bón
- Thuốc giảm đau loại morphin và dẫn suất: codein
- Thuốc chống trầm cảm: nhóm 3 vòng và thuốc khác
- Thuốc kháng cholinergic: oxybutynin, benztropine,
benzhexol, atropine, biperiden, propantheline và
hyoscine. (kháng trầm cảm 3 vòng)
- Thuốc trị bệnh tâm thần điển hình: chlorpromazine,
fluphenazine, trifluoperazine, pericyazine, thioridazine
và haloperidol, và không điển hình: clozapine,
olanzapine, aripiprazole, quetiapine và risperidone
- Các thuốc kháng acid có chứa CaCO3, Al(OH)3
- Các chất ức chế kênh calci (calci blockers)
- Thuốc bổ sung sắt, calci
Lederle FA.1995. Drugs Aging 6: 465-469
Harari D. Etal. 1994 JAGS 42: 947-952
TÁO BÓN
Nguyên nhân gây bệnh (3)
6. Sử dụng các thuốc gây táo bón (tiếp theo)
- NSAIDS
- Sodium polystyrene sulfonate (trị cao Kali huyết, phù
nề đại tràng)
- Thuốc ức chế hạch và cơ
- Thuốc trị tiêu chảy, giảm nhu động ruột
- Sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên
7. Bệnh toàn thân gây ra táo bón
- Các rối loạn về chuyển hóa và nội tiết: Hạ kali huyết, hạ
magine huyết, tăng calci huyết?, nhược giáp, tiểu
đường, parkinson’s, tâm thần phân liệt, đột quỵ, thai
nghén, bệnh thần kinh cơ làm giảm co cơ chủ động
Lederle FA.1995. Drugs Aging 6: 465-469
Harari D. Etal. 1994 JAGS 42: 947-952
TÁO BÓN
Nguyên nhân gây bệnh (4)
8. Bệnh trên cấu trúc đường tiêu hóa
- Trĩ hoặc nứt nẻ hậu môn
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh của đại tràng dẫn đến không đẩy phân dọc
theo ruột kết (trơ ruột kết) và không đẩy phân qua
cấu trúc trực tràng bất thường như sa trực tràng
gây tắc nghẽn đường ra, viêm túi ruột thừa
- Bệnh của đường tiêu hóa trên: có nang xơ, ung thư dạ
dày, loét tá tràng, celiac disease
- Ngoài ra, giảm chức năng của khung xương chậu cũng
có thể gây táo bón
Lederle FA.1995. Drugs Aging 6: 465-469
Harari D. Etal. 1994 JAGS 42: 947-952
ĐIỀU TRỊ BỆNH TÁO BÓN
Nguyên tắc (1)
1. Ngăn chặn bệnh xảy ra: giáo dục cho bệnh nhân
2. Tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp kích
thích nhu động ruột kết, thúc đẩy đi đại tiện, cho
bệnh nhân đi tới lui và ở vị trí đứng thẳng
3. Uống đủ nước: Phân chứa ít nước gây táo bón
4. Ăn đủ chất xơ: táo bón cấp tính giảm với chế độ ăn
giàu chất xơ, táo bón mãn tính ít đáp ứng với chất
xơ
5. Đi vệ sinh ngay khi có kích thích đại tiện
6. Bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc nhuận
tràng từng bước thay thế bằng các thuốc nhẹ hơn
và tiến đến loại bỏ không sử dụng hoàn toàn
De Lillo AR, et al. Am J Gastroenterol,
2000: 95 (4): 901-905.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TÁO BÓN
Nguyên tắc (2)
7. Các biện pháp hỗ trợ khác như
- Thức ăn, thảo dược có tác dụng nhuận tràng như
đu đủ, agar, …
- Xoa bóp ...