Thông tin tài liệu:
Phần 1 của tập bài giảng Vi sinh cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: đại cương vi sinh y học; đối tượng nghiên cứu và lịch sử phát triển của vi sinh vật học; hình thể, cấu tạo và sinh lý của vi khuẩn; di truyền vi khuẩn; ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến sự phát triển của vi sinh vật; tiệt trùng - khử trùng và kháng sinh; vi khuẩn bacteriophage; kháng nguyên vi sinh vật; sự đề kháng của cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh; kỹ thuật miễn dịch sử dụng trong chẩn đoán vi sinh vật;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi sinh: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
BÀI GIẢNG VI SINH
Đơn vị biên soạn: KHOA Y
Hậu Giang
Năm 2017
PHẦN I
ĐẠI CƯƠNG VI SINH Y HỌC
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học.
2. Trình bày được lịch sử phát triển của vi sinh vật học và hướng giải quyết bệnh nhiễm trùng
hiện nay.
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VI SINH VẬT HỌC
Vi sinh vật học (Microbiology) là khoa học khảo sát hoạt động của các vi sinh vật (từ Hylạp micros
là nhỏ bé, bios là sự sống và logos là khoa học).
Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt trần không thấy và chỉ được phát hiện bằng kính hiển vi.
Muốn đo kích thước của vi sinh vật, người ta sử dụng các đơn vị sau: Micromet (m, micrometre) =
10-6m
Nanomet (nm, nanometre) = 10-9m Angstrom = 10-10m
Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo, nguyên sinh động vật và virus. Trước khi
khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm 2 giới: giới động vật và giới thực vật. Sau khi khám
phá vi sinh vật người ta nhận thấy vi sinh vật kết hợp những đặc tính của thực vật và động vật với tất
cả những tổ hợp có thể có, cho nên việc phân loại sinh vật thành hai giới làm phát sinh một số điều
không hợp lý. Ví dụ như nấm men được phân loại là thực vật vì phần lớn không di động mặc dù
chúng ít có những tính chất của thực vật và cho thấy những liên hệ sinh tiến hóa đậm nét với nguyên
sinh động vật.
Năm 1866 nhà khoa học Đức E. Haeckel đề nghị xếp vi sinh vật vào một giới riêng, giới Protista.
Giới này phân biệt với thực vật và động vật ở sự tổ chức đơn giản của chúng: dù đơn bào hoặc đa
bào, tế bào của chúng không biệt hóa thành mô. Protista được phân loại như sau :
Protista lớp trên, cấu trúc tế bào giống như tế bào động vật và thực vật bao gồm:
- Tảo (trừ tảo xanh lục).
- Nguyên sinh động vật.
- Nấm men.
- Nấm mốc.
Protista lớp dưới, cấu trúc tế bào đơn giản hơn nhiều và bao gồm:
- Vi khuẩn.
- Tảo xanh lục.
Protista lớp trên có tế bào nhân thật, Protista lớp dưới có tế bào nhân nguyên thuỷ.
185
Theo kiến nghị của nhà sinh vật học Trung Quốc Trần Thế Tương năm 1979 thì vi khuẩn nằm trong
nhóm giới sinh vật có nhân nguyên thuỷ, còn virus thuộc về nhóm giới sinh vật chưa có tế bào.
Tế bào nhân thật có nhân chứa một số đôi nhiễm sắc thể, màng nhân nối liền với lưới nội chất
nguyên sinh. Nguyên tương của tế bào nhân thật có lưới nội chất nguyên sinh, không bào và những
plastit tự sao chép. Những plastit chứa ADN riêng và nhân lên bằng phân liệt. Những plastit bao gồm
ti lạp thể chứa hệ thống chuyên chở điện tử của sự phosphoryl hóa và lục lạp ở những sinh vật quang
hợp chứa lục diệp tố và những thành phần quang hợp khác. Nguyên tương bản chất lipoprotein nằm
bên trong màng tế bào. Nhiều vi sinh vật tế bào nhân thật có vách tế bào tạo nên bởi celluloza, chitin
hoặc oxyt silic.Tế bào nhân thật có thể di động nhờ những lông. Những lông này gồm một bó 9 sợi
nhỏ bao quanh 2 sợi nhỏ trung tâm.
Tế bào nhân nguyên thuỷ có cấu trúc tế bào đơn giản. Nhân chỉ gồm có một nhiễm sắc thể không
màng nhân, nhưng vách tế bào lại phức tạp hơn. Tế bào nhân nguyên thuỷ không có plastit tự sao
chép như ti lạp thể và lục lạp. Enzyme cytochrom được tìm thấy ở màng tế bào; ở những cơ thể
quang hợp, những sắc tố quang hợp được tìm thấy ở những phiến mỏng nằm dưới màng tế bào. Vi
khuẩn thường tích tụ vật liệu dữ trữ dưới hình thức những hạt nhỏ không hòa tan, dạng polyme, trung
tính, trơ thẩm thấu. Vật liệu cacbon được biến đổi bởi một số vi khuẩn thành polyme polyaxit--
hydrobutyric và bởi những vi khuẩn khác thành polyme glucoza tương tự như glycogen gọi là
granuloza. Những hạt nhỏ dự trữ được sử dụng như nguồn C lúc sự tổng hợp protein và axit nucleic
được thực hiện trở lại. Một cách tương tự một vài vi khuẩn oxy hóa sulfua biến đổi lượng thừa H2S ở
môi trường bên ngoài thành những hạt sulfua nội bào. Nhiều vi khuẩn tích trữ phốt phát hữu cơ thành
những hạt nhỏ polymemetaphosphate gọi là volutin.
Virus khác với tất cả các cơ thể có tế bào kể cả vi khuẩn và Rickettsia. Virion hay là hạt virus gồm
một phân tử ADN hoặc ARN nằm bên trong một vỏ protein gọi là capsid. Vào bên trong tế bào vật
chủ, axit nucleic của virus sử dụng bộ máy tổng hợp của tế bào để hình thành axit nucleic và những
thành phần khác của virus. Axit nucleic và những thành phần protein đặc hiệu kết hợp thành hạt
virus xâm nhiễm hòan chỉnh gọi là virion. Virion được phóng thích vào môi trường bên ngoài và bắt
đầu quá trình xâm nhiễm tế bào vật chủ.
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC
1. Sự phát hiện vi sinh vật
Sự phát hiện vi sinh vật gắn liền với sự phát minh kính hiển vi. Anton van Leeuwenhoek (1632 -
1723), người Hà lan, là người đầu tiên ở thế kỷ 17 nh ...