Danh mục

Giáo trình Miễn dịch học: Phần 2

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.71 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (122 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình Miễn dịch học tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Miễn dịch chống vi sinh vật; Quá mẫn; Thiếu hụt miễn dịch; Tính tự miễn và bệnh tự miễn; Các kỹ thuật miễn dịch thường dùng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Miễn dịch học: Phần 2 Chương 8 MIỄN DỊCH CHỐNG VI SINH VẬT Nhiễm trùng là nguyên nhân gây chủ yếu gây bệnh tật và tử vong trênkhắp thế giới. Chỉ riêng ở châu Phi, Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính cókhoảng 100 triệu người mắc sốt rét. Bệnh nhiễm trùng cũng thu hút sự chú ýcủa nhiều người bởi các lý do: (1) sự xuất hiện nhiễm trùng có thể gọi là“mới” như bệnh Legionaires và AIDS; (2) thực tế lâm sàng đã làm biến đổimô hình nhiễm trùng bệnh viện; (3) ngày càng gia tăng số bệnh nhân bị suyyếu miễn dịch dẫn đến nguy cơ tăng các loại nhiễm trùng cơ hội; (4) có quanniệm cho rằng một số bệnh xảy ra là do đáp ứng của cơ thể đối với vi sinhvật đã tự gây tổn thương cho mình một cách không đặc hiệu; và (5) ngàycàng gia tăng các loại bệnh nhập cảng do tăng giao lưu quốc tế theo đườnghàng không. Đối với nhiễm trùng, một cân bằng được duy trì giữa sức chống đỡ củacơ thể và khả năng của vi sinh vật cố gắng để vượt qua sức chống đỡ đó. Sựnghiêng lệch của cân bằng này đã tạo ra độ trầm trọng của bệnh cảnh (Bảng8.1). Bảng 8.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi và độ trầm trọng của nhiễm trùng 1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VI SINH VẬT Số lượng (tức mức độ tiếp xúc) Động lực vi sinh vật Đường vào 2. CÁC YẾU TỐ CỦA CƠ THỂ CHỦ Tính nguyên vẹn của miễn dịch không đặc hiệu Khả năng hệ thống miễn dịch Khả năng di truyền về đáp ứng bình thường đối vối từng vi sinh vật Đã từng tiếp xúc trước hay chưa Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta không bàn luận kỹ về độc lực, chonên nhiễm trùng xảy ra hay không sẽ phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch có tỏra đầy đủ hoặc thích hợp hay không. 8.1. Miễn dịch chống virus 8.1.1. Virus và đáp ứng miễn dịch Virus có những tính chất độc đáo riêng: (1) chúng có thể xâm nhập vàomô mà không gây ra một đáp ứng viêm; (2) chúng có thể nhân lên trong tếbào trong suốt đời sống cơ thể chủ mà không gây ra tổn thương tế bào; (3)đôi khi chúng cản trở một số chức năng đặc biệt của tế bào mà không gâybiểu hiện ra ngoài; và (4) cũng có khi virus gây tổn thương mô hoặc cản trởsự phát triển tế bào và rồi biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể. Gần đây, người ta phát hiện được rằng một số bệnh trước đây không rõnguyên nhân như viêm não xơ hóa bán cấp, bệnh não chất trắng đa tiêu điểmtiến triển (progressive multifocal leukoencephalopathy) bệnh Creuzfeld - Jacob,bệnh Curu lại là những bệnh có liên quan đến virus hoặc những vật thểgiống virus. Biểu hiện lâm sàng của bệnh virus rất đa dạng và một số ví dụđược trình bày ở Bảng 8.2. Nhóm virus herpes bao gồm ít nhất 60 virus, trong đó có 5 con rất hay gâybệnh cho người: Herpes simplex (HSV) typ 1, HSV typ 2, Varicella zoster(VZV), cytomegalovirus (CMV) và Epstein-Barr (EBV). Có hình ảnh bệnh lýchung cho tất cả các virus nhóm herpes ở người, đó là: Một, để truyền đượcngười này sang người khác phải có sự tiếp xúc gần gũi trực tiếp, trừ việc truyềnmáu và ghép cơ quan là đường truyền hiệu quả nhất của CMV. Hai, sau lầnnhiễm đầu tiên virus herpes sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Để hạn chế sự lan tỏa của virus và phòng ngæìa tái nhiễm hệ thốngmiễn dịch phải có khả năng chặn đứng sự xâm nhập của các hạt virion và tếbào cũng như loại bỏ các tế bào bị nhiễm để giảm nơi cư trú của virus. Nhưvậy, các phản ứng miễn dịch có hai loại: Một loại để tác động lên các hạtvirus và một loại tác động lên tế bào nhiễm. Một cách tổng quát, đáp ứngmiễn dịch chống virion có xu hướng trội về thể dịch còn đáp ứng tế bào thìtác dụng lên tế bào nhiễm virus. Cơ chế thể dịch chủ yếu là trung hòa, nhưngphản ứng thực bào phụ thuộc bổ thể và phản ứng ly giải phụ thuộc bổ thểcũng có thể xảy ra. Trung hòa virus ngăn cản sự tiếp cận của chúng đến các tế bào đích.Đây là chức năng của kháng thể IgG trong dịch ngoại bào và của IgA trên bềmặt niêm mạc. Chúng ta cần nhớ rằng, chỉ những kháng thể chống lại cácthành phần chịu trách nhiệm về khả năng tiếp cận mới có tính trung hòa: Sựtạo ra kháng thể có độ đặc hiệu chính xác là nguyên tắc cơ bản để sản xuấtvacxin virus. Những kháng thể chống lại những kháng nguyên không cầnthiết không chỉ không có tác dụng bảo vệ mà còn tạo điều kiện để hình thànhphức hợp miễn dịch. Mặt dù chỉ cần kháng thể IgG là đủ để trung hòa hầu hết virus, nhưngsự hoạt hóa bổ thể tỏ ra cũng rất có ích trong việc làm tăng cường khả năngloại trừ virus. Sự ly giải virus cũng có thể thực hiện chỉ nhờ vào bổ thể màkhông cần có kháng thể. Một số virus như EBVcó thể gắn với C1và hoạt hóabổ thể theo đường cổ điển để cuối cùng là hạt virion bị ly giải. Miễn dịch qua trung gian tế bào liên quan tế bào bị nhiễm virus hơnlà virus tự do. Lymphô T nhận diện virus trong sự phối hợp với cácglycoprotein của phức hệ hòa hợp mô chủ yếu (MHC). Tế bào T gây độcsẽ ly giải tế bào đã bị virus đột nhập hoặc làm thay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: