Danh mục

Giáo trình Miễn dịch học: Phần 1

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.80 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Miễn dịch học: Phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Đại cương về miễn dịch học; Các cơ quan của hệ thống miễn dịch; Kháng thể; Kháng nguyên; Các tế bào chủ yếu của hệ thống miễn dịch; Bổ thể; Cytokin;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Miễn dịch học: Phần 1 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC Tên gọi tiếng Anh “immunity” (tính miễn dịch) có nguồn gốc từ tiếngLatinh “immunitas” có nghĩa là miễn trừ sự cáo buộc pháp luật dành cho cácnghị sĩ quốc hội trong thời gian âæång chức. Trong lịch sử, miễn dịch đượcdùng để chỉ sự không mắc bệnh, mà cụ thể là các bệnh nhiễm trùng. Trongcơ thể, tất cả các tế bào và phân tử hoá học chịu trách nhiệm về tính miễndịch hợp thành hệ thống miễn dịch, và toàn bộ những đáp ứng của chúng tạora đối với những chất lạ xâm nhập vào cơ thể được gọi là đáp ứng miễn dịch. Chức năng sinh lý của hệ thống miễn dịch là bảo vệ một cơ thể chốnglại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đó. Tuy nhiên, những chấtlạ không gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cũng gây ra đáp ứng miễn dịch. Hơnnữa, cơ chế bảo vệ bình thường còn có khi gây ra một số thương tổn cho cơthể. Do đó, người ta đã đưa ra một định nghĩa bao hàm hơn đối với tínhmiễn dịch là phản ứng đối với các chất lạ, bao gồm cả vi khuẩn và các đạiphân tử như protein, các polysaccharide, không kể phản ứng đó là sinh lýhay bệnh lý. Miễn dịch học là môn học nghiên cứu tính miễn dịch với nghĩarộng này đối với các hoạt động phân tử và tế bào xảy ra sau khi các vi sinhvật và đại phân tử xâm nhập vào cơ thể. Các nhà sử học kể rằng: Thucydides, một người Hy Lạp ở Athens, làngười đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên đề cập đến tính miễndịch chống lại bệnh nhiễm trùng mà lúc đó được gọi là “bệnh dịch”. Kháiniệm “tính miễn dịch” có lẽ đã tồn tại rất lâu trước đó ở Trung Quốc vìngười dân ở đây có tập tục cho người dân hít chất bột làm từ da của người bịđậu mùa đã khỏi để phòng ngừa bệnh này. Còn miễn dịch học, với tư cách làmột môn học hiện đại, lại là một ngành khoa học thực nghiệm, trong đó cáchiện tượng miễn dịch được giải thích dựa trên những quan sát thực nghiệm.Miễn dịch học, với tư cách là một môn học thực nghiệm, đã tiến hoá theonăng lực của con người hiểu biết và kiểm soát chức năng của hệ thống miễndịch. Bằng chứng đầu tiên trong lịch sử về năng lực này là thành công củaEdward Jenner trong việc chủng ngừa phòng bệnh đậu mùa. Jenner là mộtthầy thuốc người Anh, ông đã quan sát thấy rằng những người vắt sữa đã bịbệnh đậu bò và sau đó hồi phục thì không bao giờ mắc bệnh đậu mùa nữa.Dựa vào nhận định này, ông đã lấy dịch từ vết thương của người bị đậu bòtiêm cho một đứa trẻ 8 tuổi. Đứa trẻ này sau đó cho tiếp xúc trực tiếp vớingười bệnh đậu mùa thì đã không mắc bệnh và ông gọi cách bảo vệ củamình là vaccination” (chủng ngừa) (chữ vaccination bắt nguồn từ tiếngLatinh “vacca” nghĩa là con bò cái) và đã cho xuất bản quyển sách“Vaccination” vào năm 1798. Từ đó biện pháp phòng bệnh nhiễm trùng nàyđã phát triển rộng rãi và cho đến nay nó vẫn là phương pháp phòng ngừahiệu quả nhất đối với các bệnh nhiễm trùng (Bảng 1.1). Một văn bản có ýnghĩa quan trọng đối với ngành Miễn dịch học là công bố của Tổ chức Y tếThế giới năm 1980 rằng bệnh đậu mùa là căn bệnh đầu tiên trên thế giới đãbị loại trừ nhờ vào công tác chủng ngừa. Từ những năm 1960, chúng ta đã có một sự chuyển biến trong hiểubiết về hệ thống miễn dịch và chức năng của nó. Các tiến bộ về kỹ thuậtnuôi cấy tế bào (kể cả kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng), hoá miễn dịch,phương pháp DNA tái tổ hợp, động vật biến đổi gen, ... đã chuyển miễn dịchhọc từ chỗ chủ yếu là các hoạt động mô tả thành một ngành khoa học màtrong đó các hiện tượng miễn dịch được giải thích bằng những thuật ngữsinh hoá và cấu trúc. Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểmchung của đáp ứng miễn dịch cũng như giới thiệu những khái niệm tạo nênnhững bước ngoặc trong ngành miễn dịch học hiện đại. Bảng 1.1. Hiệu quả của vắc-xin đối với một số bệnh nhiễm trùng thường gặp tại Hoa Kỳ Số bệnh nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ Bệnh năm 2000 năm 2000 phần trăm Bạch hầu 206.939 (1921) 2 -99,99 Sởi 894.134 (1941) 63 -99,99 Quai bị 152.209 (1968) 315 -99,99 Ho gà 265.269 (1934) 6.755 -97,73 Bại liệt 21.269 (1952) 0 -100,00 Rubella 57.686 (1969) 152 -99,84 Uốn ván 1.560 (1923) 26 -98,44 H. Znfluenza typ B ~20.000 (1984) 1.212 -93,14 Viêm gan B 26.611 (1985) 6.646 -75,03 1.1. Tính miễn dịch bẩm sinh và thu được Sự đề kháng chống lại vi sinh vật trong cơ thể ban đầu là những phảnứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và sau đó là của miễn dịch thu được(Hình 1.1, Bảng 1.2). Hệ miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên)bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn ...

Tài liệu được xem nhiều: