Danh mục

Bài giảng Vi sinh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.20 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Vi sinh cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae); trực khuẩn than và Listeria monocytogenes; các vi khuẩn Clostridia gây bệnh; họ Mycobacteriaceae, vi khuẩn lao và vi khuẩn phong; Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma; đại cương virus; vaccine và huyết thanh; virus cúm (Influenzavirus); enterovirus, rotavirus; các virus viêm gan; virus rubella; virus viêm não Nhật Bản;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi sinh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản VI KHUẨN BẠCH HẦU (Corynebacterium diphtheriae) Mục tiêu học tập 1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn bạch hầu 2.Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này 3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị Năm 1826, Klebs đã quan sát và mô tả trực khuẩn bạch hầu, một năm sau 1884 Loeffler phân lập được vi khuẩn này, sau đó Roux và Yersin tìm ra ngoại độc tố (1888). Roux chế huyết thanh kháng độc tố để chữa bệnh (1894) và Ramon chế giải độc tố bạch hầu để phòng bệnh (1924). Vi khuẩn bạch hầu thuộc họ Corynebacteriaceae. Họ này gồm các giống Conrynebacterium, Listeria, Erysipelothrix, phần lớn không gây bệnh, ký sinh ở đất, súc vật và người, một số ít gây bệnh cho người. I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC 1. Hình thể Vi khuẩn bạch hầu có kích thước 0,5 -1x 2 - 8  m, dạng hình que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn và thường phình ra to hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn có thể xếp thành hàng rào hay thành chữ cái H, V, X, Y ... Vi khuẩn không di động, không có vỏ, không sinh nha bào. Trực khuẩn bạch hầu bắt màu Gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ mất màu tím. Khi nhuộm vi khuẩn bằng các phương pháp như Albert hoặc Neisser thì sẽ thấy có các hạt di nhiễm sắc (hạt volutin) những hạt này bắt màu đen khác với màu của thân vi khuẩn. 2. Tính chất nuôi cấy Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp 7,6 - 8. - Ở môi trường huyết thanh đông Loeffler, môi trường trứng, vi khuẩn mọc nhanh, 10- 18 giờ sau đã tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, màu xám nhạt. - Ở môi trường có Tellurit kali 0,3% như môi trường Mac-Leod, môi trường Schroer, vi khuẩn bạch hầu mọc thành những khuẩn lạc đen hoặc xám đen tùy theo typ. 289 nguyên protein của B. burgdorferi là phản ứng chẩn đoán chắc chắn. Khi thực hiện phản ứng ELISA dương tính cần làm thêm phản ứng western blot để khẳng định chẩn đoán. 3.4. Các phương pháp khác Gần đây kỹ thuật PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh Lyme. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ dùng ở những phòng thí nghiệm có trang bị 4. Phòng bệnh và điều trị 4.1. Phòng bệnh Diệt côn trùng tiết túc trung gian bằng phun thuốc diệt côn trùng ở những vùng dịch tễ. 4.2. Điều trị Borrelia nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thông thường như penicillin, tetracyclin, chloramphenicol, cephalosporin ... hiện nay các thuốc này dùng điều trị các nhiễm trùng do Borrelia. VI KHUẨN BẠCH HẦU (Corynebacterium diphtheriae) Mục tiêu học tập 1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn bạch hầu 2.Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này 3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị Năm 1826, Klebs đã quan sát và mô tả trực khuẩn bạch hầu, một năm sau 1884 Loeffler phân lập được vi khuẩn này, sau đó Roux và Yersin tìm ra ngoại độc tố (1888). Roux chế huyết thanh kháng độc tố để chữa bệnh (1894) và Ramon chế giải độc tố bạch hầu để phòng bệnh (1924). Vi khuẩn bạch hầu thuộc họ Corynebacteriaceae. Họ này gồm các giống Conrynebacterium, Listeria, Erysipelothrix, phần lớn không gây bệnh, ký sinh ở đất, súc vật và người, một số ít gây bệnh cho người. I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC 1. Hình thể Vi khuẩn bạch hầu có kích thước 0,5 -1x 2 - 8  m, dạng hình que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn và thường phình ra to hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn có thể xếp thành hàng rào hay thành chữ cái H, V, X, Y ... Vi khuẩn không di động, không có vỏ, không sinh nha bào. Trực khuẩn bạch hầu bắt màu Gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ mất màu tím. Khi nhuộm vi khuẩn bằng các phương pháp như Albert hoặc Neisser thì sẽ thấy có các hạt di nhiễm sắc (hạt volutin) những hạt này bắt màu đen khác với màu của thân vi khuẩn. 2. Tính chất nuôi cấy Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp 7,6 - 8. - Ở môi trường huyết thanh đông Loeffler, môi trường trứng, vi khuẩn mọc nhanh, 10- 18 giờ sau đã tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, màu xám nhạt. - Ở môi trường có Tellurit kali 0,3% như môi trường Mac-Leod, môi trường Schroer, vi khuẩn bạch hầu mọc thành những khuẩn lạc đen hoặc xám đen tùy theo typ. 289 - Ở môi trường thạch máu: vi khuẩn mọc tạo thành khuẩn lạc bờ đều, tâm cao, màu trắng đục và có vòng tan máu xung quanh khuẩn lạc tuỳ theo typ. Dựa vào khả năng tan máu , người ta phân biệt 3 typ: gravis, mitis và intermedius - ...

Tài liệu được xem nhiều: