Bài giảng Vi sinh vật học đại cương (Microbiologie): Chương 2 - PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi sinh vật học đại cương (Microbiologie): Chương 2 - PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên Chương 2Sinh lý học của vi sinh vật Lời cảm ơnXin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS.Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộbài giảng này!I. Khái niệm : Sinh lý học của vi khuẩn là khoa học về sự dinh dưỡng, sinh trưởng và các chức năng sống khác của vi khuẩn. Nội dung cụ thể: + Nghiên cứu thành phần hoá học + Quy luật và cơ chế của : - Sự dinh dưỡng - Hô hấp - Sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn.II. Thành phần hoá học của tế bào VSV Chủ yếu là nước và một phần vật chất khô. 1. Nước: Chiếm 70 - 80% trọng lượng tế bào, tồn tại ở hai dạng:+ Nước kết hợp : - Tham gia vào thành phần chất keo của NSC tế bào - Tạo môi trường thích hợp cho phản ứng sinh học nôi bào - Nước liên kết rất khó tách ra - Mất nước liên kết cấu trúc tế bào bị phá huỷ, tế bào chết.+ Nước tự do: - Là dung môi cho các chất vô cơ, hữu cơ hoà tan - Tham gia vào các phản ứng thủy phân trong tế bào. - Nguồn cung cấp ion H+ , OH – - Dễ bay hơi khi sấy khô, mất nước tự do khô tế bào, TĐC bị ảnh hưởng sâu sắc2. Chất khô Chất khô trong tế bào chiếm từ 15- 25% trọng lượng tế bào gồm: Chất hữu cơ và chất khoáng+ Chất hữu cơ : Các chất hữu cơ chiếm 85 % vật chất khô, gồm có: - Protit: Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số chất hữu cơ :50 - 80% trọng lượng khô tế bào . Protein của nấm men : 40 – 60 % . Protein của nấm mốc : 15 – 40 % . Protein của vi khuẩn : 60 – 80 % . Protein của tảo hiển vi: 40 – 50 % Protit gồm 2 loại: . Là những protein đơn giản như albumin, globulin đó là các chất dự trữ. . Protit phức tạp ( proteit) có vai trò sinh học quan trọng trong tế bào như Nucleoprotein, lipoprotein , glucoprotein…+ Gluxit: - Chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tế bào - Hàm lượng gluxit thay đổi tuỳ loại VSV: . Vi khuẩn : 10 – 30 % trọng lượng khô . Nấm men : 27 – 63 % . Nấm mốc : 40 - 60 % - Tồn tại ở hai dạng: đơn giản (ozơ) và phức tạp (ozit) -- Đóng vai trò quan trọng trong tế bào: . Tham gia cấu trúc tế bào (màng, giáp mô, axít Nucleic..) . Là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp của tế bào . Thức ăn dự trữ của tế bào .+ Lipit: - Lipit chỉ chiếm số lượng ít :3 – 7 % trọng lượng khô Ơ nấm men, mốc lượng lipit có thể có tới 40 %. Ơ vi khuẩn chỉ có 1 – 3%. Riêng VK lao, lipit trong tế bào có tới 45 % - Lipit tồn tại ở 2 dạng .Dạng đơn giản là các hạt mỡ dự trữ. .Dạng phức tạp là lipoprotein, phospholipit... - Tham gia cấu trúc màng NSC, màng tế bào, - Là nguồn nguyên liệu năng lượng.Sắc tố: - Sắc tố có nhiều loại, khác nhau về màu sắc: đỏ, xanh, đen, vàng, tím, …và khác cả về tính chất lý học, hoá học.. - Sắc tố chứa chủ yếu trong dịch bào làm cho VSV có màu sắc Một số VSV sắc tố ở dạng hạt nằm rải rác trong NSC, một số VSV khác sắc tố tiết ra ngoài môi trường - Chức năng: . VSV tự dưỡng thu năng lượng mặt trời . Tránh tác động của tia tử ngoại ( VSV hoại sinh) . Một số sắc tố có khả năng kháng khuẩnMột số chất hữu cơ khác: - Các axit hữu cơ: axit oxalic, xitric… - Muối của axit hữu cơ - Vitamin : tiền vitamin A, vitamin B, C, K, PP… Trong tế bào VSV, phần lớn các loại coenzym là vitamin hoặc dẫn xuất của vitamin . Vitamin được hấp thu từ môi trường hoặc do VSV tổng hợp ra từ các hợp chất hữu cơ khác . Vitamin cần thiết cho VSV phát triển, một số VSV muốn phát triển bình thường phải được cung cấp 1 hoặc nhiều loại vitaminChất khoáng:- Chiếm số lượng ít trong tế bào VSV( 15 % vật chất khô),- Chúng có trong thành phần của các hợp chất hữu cơ phức tạp: proteit, vitamin, enzym…- Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào Giữ áp suất thẩm thấu nội bào ở mức bình thường- Lượng chất khoáng thay đổi tuỳ loại VSV, tuỳ giai đoạn và điều kiện phát triển- Chất khoáng được chia làm hai loại: + Nguyên tố đa lượng: + Nguyên tố vi lượng:III. Dinh dưỡng của vi sinh vật 1. Khái niệm: + Chất dinh dưỡng: Là những chất được VSV hấp thu từ môi trường xung quanh và được sử dụng cho quá trình trao đổi chất của tế bào Ví dụ: . Axit amin . Các loại đường đơn . N2 , CO2 , NH3 , …. + Quá trình dinh dưỡng: Là quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng từ môi trường vào tế bào VSV2. Nhu cầu thức ăn của VSV Ví dụ: Vi khuẩn cần lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể của chúng. Bởi vì : . Cần thức ăn cho việc kiến tạo . Cung cấp năng lượng cho quá trình sống . Cần thức ăn cho quá trình sinh sản ( VK sinh sản rất nhanh 20 - 30 phút sinh sản một lần và theo cấp số nhân 1 tế bào/ 24 giờ 47.146,9 x 106 tế bào)Nhu cầu về thức ăn cuả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vi sinh vật đại cương Vi sinh vật Bài giảng Vi sinh vật học đại cương Sinh lý học của vi sinh vật Dinh dưỡng của vi sinh vật Tế bào vi sinh vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 313 2 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 237 0 0 -
9 trang 173 0 0
-
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 135 0 0 -
67 trang 94 1 0
-
Giáo trình Vi sinh vật học toàn tập
713 trang 82 0 0 -
96 trang 78 0 0
-
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 75 0 0 -
106 trang 48 0 0
-
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3
48 trang 42 0 0 -
GIÁO TRÌNH: VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG
155 trang 40 0 0 -
Giáo trình Vi sinh vật học đại cương: Phần 1 - Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Quang Tuyên
89 trang 38 0 0 -
GIÁO TRÌNH: VI SINH VẬT HỌC (GS Nguyễn Lân Dũng)
449 trang 36 0 0 -
106 trang 36 0 0
-
Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp - Công nghệ sinh học phân tử: Phần 1
300 trang 34 0 0 -
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 trang 34 1 0 -
Tìm hiểu về vi sinh vật y học: Phần 2
116 trang 31 0 0 -
Giáo trình Thực tập vi sinh vật: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Xuân Thành
82 trang 31 0 0 -
Bài giảng Chương V: Vi sinh vật gây hại nông sản
64 trang 29 0 0 -
86 trang 29 1 0