Danh mục

Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)

Số trang: 41      Loại file: docx      Dung lượng: 4.78 MB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 41,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 1
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu chung về kim loại nặng, phương pháp xử lí kim loại nặng bằng công nghệ sinh học, một số hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ sinh học để xử lí kim loại nặng ở nước ta,... là những nội dung chính trong bài báo cáo "Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ­­­­­­­­­­ BÁO CÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÍ KIM LOẠI NẶNG (BẰNG VI SINH VẬT VÀ THỰC VẬT) MÔN: Công nghệ sinh học môi trường GVHD: Nguyễn Phương Anh THÀNH VIÊN NHÓM: NHÓM 06 – THỨ 2– TIẾT 10 11 12 ST HỌ VÀ TÊN LỚP MSSV SỐ ĐIỆN THOẠI T 1 NGUYỄN THỊ THANH HÀ (TRƯỞNG) DH13QM 13149100 01662341895 2 NGUYỄN THỊ HẰNG DH13QM 13149114 3 NGÔ THỊ DUNG DH13QM 13149051 4 PHẠM MINH TRƯỜNG DH13MT 13127312 5 TRỊNH NGUYỄN THI THI DH13QM 13149376 6 NGUYỄN DUY NAM  DH13QM 13149242 7 TRẦN QUỐC ĐỊNH DH13QM 13149086 8 NGUYỄN THỊ KIỀU OANH DH13QM 13149293 1 I. Mở đầu: Chúng ta đang sống trong một thời kì mà nhu cầu của con người được coi   trọng hàng đầu. Để  đáp  ứng nhu cầu sống và sinh hoạt của con người, các   ngành công nghiệp được tập trung phát triển vượt bậc, các công nghệ khoa học,  đặc biệt là hoá học được đưa vào sử dụng một cách tràn lan trong các ngành sản  xuất. Theo đó, những hiện tượng ô nhiễm môi trường và sự tác động ngược của   môi trường đến cuộc sống của con người cũng ngày một rõ rệt hơn. Đơn cử  là  các ngành sản xuất sử dụng các hợp chất kim loại nặng. Các ion kim loại vốn là  những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật. Nhưng với nồng độ cao   quá mức cần thiết, chúng trở thành những độc chất hàng đầu. Kim loại nặng là   những nguyên tố  siêu bền, không thể  chuyển hoá dù chúng  ở  trong trạng thái  nào. Cho dù ở trạng thái ion, oxid, baz hay muối, kim loại vẫn là kim loại. Theo   độc chất học, điều này có nghĩa là khi nhiễm vào cơ thể sinh vật, kim loại nặng   có khả năng gây độc cực cao. Ở thực vật và động vật, kim loại nặng hàm lượng  cao có thể gây chết.  Ở con người, kim loại nặng với hàm lượng vượt ngưỡng   cho phép có thể gây các bệnh ung thư, chứng ngộ độc thực phẩm, các bệnh về  xương khớp, gan, thận.  Một ví dụ điển hình là vụ việc người dân bị nhiễm độc chì hàng loạt tại một  làng tái chế ắc quy ở Hưng Yên. Ngôi làng này sinh sống bằng nghề tái chế chì  từ  pin và  ắc quy hỏng từ cuối thập niên 1970 đến nay. Tạm không nói đến các  loại chất thải độc hại khác, bụi chì bay lơ lửng cũng đủ để gây nên ảnh hưởng   xấu đến sức khoẻ  con người vùng này. Khi trời mưa, một phần bụi chì ngấm  vào lòng đất, làm đất nhiễm chì. Những người làm nghề này lại không có trang   phục bảo hộ lao động, mặc nguyên quần áo dính bụi chì về nhà. Người dân nơi  đây đã bị phơi nhiễm chì từ các nguồn khác nhau trong nhiều năm trời. Theo báo  2 Người lao động, 97%  trong tổng số 500 trẻ em tại làng nghề  Đông Mai ở  tỉnh   Hưng Yên bị phơi nhiễm chì ­ hàm lượng trong máu vượt ngưỡng cho phép 3­7  lần. Bốn năm nay, nhiều người đã chết vì ung thư.   Có thời điểm, hơn 50%  người dân của thôn bị bệnh đường ruột, đau dạ  dày; 30% mắc bệnh đường hô  hấp, đau mắt; 100% người trực tiếp nấu chì bị  nhiễm độc. Cách đây 10 năm,   thôn đã có hơn 40 người bị teo cơ, bại não, bại liệt, mù bẩm sinh do ảnh hưởng  của bụi và khói chì.  Ngoài chì, các kim loại nặng khác từ các ngành sản xuất khác nhau khi thải ra   môi trường cũng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không những vậy,  nồng độ  kim loại nặng trong môi trường rất khó phát hiện. Chúng ta chỉ  nhận   biết được nồng độ  kim loại nặng cao khi triệu chứng nhiễm độc được biểu  hiện trên cơ  thể  sinh vật. Chính vì vậy, chúng ta nhất thiết phải có các biện  pháp xử lí kim loại nặng trong môi trường. Trong các loại công nghệ xử lí, công  nghệ sinh học là biện pháp được áp dụng nhiều nhất, do tính sạch, triệt để, khả  thi và tiết kiệm chi phí của nó. Kim loại nặng tuy khó chuyển hoá, nhưng một  số loài thực vật và vi sinh vật có khả năng hấp thụ hoặc hoà tan kim loại nặng   để tích luỹ trong thân hoặc giảm độc tính của chúng. Trong bài nghiên cứu này,  chúng ta sẽ  nghiên cứu chủ yếu về các phương pháp ứng dụng công nghệ  sinh   học trong xử lí kim loại nặng, nhất là xử lí bằng vi sinh vật và thực vật. 3 II. Những vấn đề nghiên cứu được:  1. Tìm hiểu chung về kim loại nặng: a) Định nghĩa: ­ Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm 3. Ví  dụ: Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn,... ­ Một số  kim loại nặng có thể  cần thiết cho sinh vật. Chúng được xem là  nguyên tố vi lượng. Một số không cần thiết cho sự sống. Khi đi vào cơ thể sinh  vật có thể  không gây hại gì. Kim loại nặng gây độc hại với môi trường và cơ  thể sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. b) Nguồn gốc phát sinh: ­ Nguồn tự nhiên: Kim loại nặng được phát hiện ở mọi nơi trong đất đá và  xâm nhập vào thủy vực qua quá trình tự nhiên, phong hóa xói mòn. ­ Nguồn nhân tạo:  Nguồn nông nghiệp : việc sử  dụng các loại phân khoáng, các loại hóa  chất   bảo  vệ   thực   vật   trong  nông   nghiệp  đã   đưa   vào   môi  trường   đất  nhiều  nguyên tố kim loại nặng như :  As, Hg, Cu, Pb… Nguồn công nghiệp: các quá trình công nghiệp, đặc biệt là các quá trình   liên quan tới khai khoáng và chế  biến quặng kim loại, các lò nấu kim loại, các   ngành công nghiệp chế biến có sử dụng hợp chất chứa kim loại như sơn, thuốc  nhuộm, thuộc da, dệt, giấy… 4 Từ  hoạt động của con người: nước thải sinh hoạt chứa các hợp chất tẩy   rửa, bùn cống rãnh,  khói thải của các phương tiện giao thông, các  chất và rác  thải chứa kim loại nặng, đạn chì của thợ săn... (Nguồn:  Gs.TS Lê Huy Bá, 2006, 'Độc chất môi trường' trang 181­189) Ngoài ra, có một số  hợp chất kim loại nặng bị  thụ  động và đọng lại trong   đất, so ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: