Danh mục

Bài giảng Viêm nói chung

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.25 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài giảng "Viêm nói chung" là cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể: Trình bày được định nghĩa, các nguyên nhân và bản chất của viêm; mô tả, giải thích được 4 giai đoạn của quá trình viêm và ý nghĩa của từng giai đoạn; kể tên, phân tích được 7 loại viêm theo mô bệnh học và 3 loại viêm theo lâm sàng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Viêm nói chung 16 VIÊM NÓI CHUNGMục tiêu học tập1- Trình bày được định nghĩa, các nguyên nhân và bản chất của viêm2- Mô tả, giải thích được 4 giai đoạn của quá trình viêm và ý nghĩa của từng giai đoạn3- Kể tên, phân tích được 7 loại viêm theo mô bệnh học và 3 loại viêm theo lâm sàngI. ĐẠI CƯƠNGViêm (từ nguyên la tinh inflammare có nghĩa là lửa cháy và từ nguyên Hán có nghĩa là nóng)là một hiện tượng được nói đến từ thời cổ đại (niên kỷ 4 trước công nguyên), sau đó một thầythuốc La mã đã ghi nhận 4 triệu chứng kinh điển của viêm: sưng, nóng, đỏ, đau. Virchow(1821-1902) lại xác nhận thêm một dấu hiệu thứ năm của viêm là: mất chức năng. Tuy nhiênsuốt một thời gian dài nhiều thế kỷ, các nhà y học vẫn coi viêm như là một hiện tượng có hạiđối với cơ thể. Mãi đến nhiều thập kỷ sau, với những nghiên cứu về kính hiển vi học, hóasinh, miễn dịch học v.v.., khẳng định rằng: viêm là một phản ứng không mang tính chất đặchiệu và hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Từ đó, người ta đưa ra một định nghĩa của viêm như sau: Viêm là quá trình phản ứng tựvệ của cơ thể, của tổ chức và các thành phần dịch thể của cơ thể nhằm chống lại các tác nhânxâm nhập, biểu hiện chủ yếu là tại chỗ. Các hiện tượng kinh điển của viêm như: Sưng là do ứ đọng dịch phù viêm. Nóng và đỏlà do hiện tượng xung huyết, các mạch ứ đầy máu. Đau là do dịch phù và nhiều tác nhân gâyviêm chèn ép mô và kích thích các đầu tận cùng thần kinh. Cần lưu ý phân biệt nhiễm khuẩn và viêm: Nhiễm khuẩn là hiện tượng hình thành docác tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn thân.Ngược lại viêm là một quá trình điều chỉnh cân bằng nội môi. Như vậy, nhiễm khuẩn luônkèm quá trình viêm, ngược lại, viêm không phải bao giờ cũng là hiện tượng nhiễm khuẩn.II. NGUYÊN NHÂNPhản ứng viêm gây nên do nhiều tác nhân khác nhau nhưng đều làm thay đổi tính chất lý hóacủa chất gian bào hoặc hoại tử tế bào... và có thể xếp vào các loại tác nhân chính như sau:1. Tác nhân nhiễm trùngĐây là tác nhân phổ biến, do vi trùng, ký sinh trùng, virus.2. Tác nhân vật lý- Cơ học: do đụng, dập vết thương, kể cả vết thương vô trùng.- Nhiệt học: do bỏng nóng, lạnh.- Bức xạ ion hóa.3. Tác nhân hóa họcGồm các chất hòa tan và không hòa tan.4. Hoại tử tế bàoDo thiếu máu, chấn thương... 175. Những thay đổi nội sinh của chất gian bào gồm- Một số chất dạng bột, các phức hợp miễn dịch, các sản phẩm của ung thư.III. DIỄN BIẾN CỦA VIÊM Hình 1: Viêm nói chungSau tổn thương ở mô, người ta có thể thấy một loạt các hiện tượng xảy ra nhằm đáp ứng, sửachữa tổn thương này. Qua thí nghiệm, người ta có thể tóm tắt quá trình phản ứng viêm gồm 4giai đoạn:1. Giai đoạn khởi đầu: còn gọi là giai đoạn sinh hóa, thần kinhĐây là giai đoạn giữa thời điểm của các tác nhân xâm nhập và khởi đầu của những biểu hiệnxung huyết và đau.1.1. Biến đổi sinh hóa1.1.1 Hiện tượng toan hóa nguyên phát: hiện tượng này xảy ra rất sớm và có liên quan đếnviệc sử dụng glycogen của tế bào và mô.Tại nơi tổn thương, các mạch ngoại vi co lại và tổnthương, dẫn đến lượng O2 tại vùng viêm bị hạ thấp, lượng CO2 tăng lên. Sự chuyển hóaglucose ở mô se îđi theo con đường kỵ khí và sản sinh ra nhiều sản phẩm acid (acid pyruvic,acid lactic)C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + H2O + EC6H12O6 = 3C3H6O3 (acid lactic)Các sản phẩm acid này vừa có tác dụng làm tăng tính thấm thành mạch và làm độ PH vùngmô bị viêm hạ thấp 6,8 - 61.1.2 Hiện tượng toan hóa thứ phát: do tác động của viêm kéo dài, pH môi trường của mô tiếptục giảm thấp xuống 5,3. Mặt khác các tế bào vùng viêm bị tổn thương không chuyển hóa hếtcác acid hữu cơ dẫn đến độ pH vùng mô càng hạ thấp xuống. Đồng thời, do các tế bào bị tổnthương, các túi tiêu thể (túi lysosom) nằm trong bào tương của tế bào cũng vị vỡ ra, giảiphóng các men thủy phân, có thể tiêu hóa được các thành phần protein, lipid, và glucid, phânhóa các chất khác nhau ở vùng viêm thành các phần tử nhỏ, đặc biệt là phân giải các proteinthành các chuỗi peptid và các acid hữu cơ gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, gọichung là chất trung gian hoạt mạch. Các chất trung gian hoạt mạch và các acid hữu cơ có tác 18dụng gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch rất mạnh, đồng thời tác động tới nhiều loạivi khuẩn, virus, ký sinh trùng vốn nhạy cảm với môi trường acid.1.1.3 Các chất trung gian hoạt mạch : bao gồm* Các amin hoạt mạch (vaso active amin), trong đó chủ yếu là histamin và serotonin.* Các proteaza của huyết tương gồm:+ Hệ kinin huyết tương (plasma kinin) gồm bradykinin, kallikrein tức là các polypeptid có 8-14 acid amin. ...

Tài liệu được xem nhiều: