Bài giảng Viêm phổi mắc phải cộng đồng - TS. BS. Nguyễn Hữu Lân
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 319.64 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Viêm phổi mắc phải cộng đồng" cung cấp cho người học các kiến thức: Chẩn đoán được một trường hợp viêm phổi mắc phải cộng đồng, phân tích giá trị của các xét nghiệm trong viêm phổi mắc phải cộng đồng, nắm vững nguyên tắc điều trị và chọn lựa kháng sinh cho từng đối tượng bệnh nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Viêm phổi mắc phải cộng đồng - TS. BS. Nguyễn Hữu Lân VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG TS. BS. Nguyễn Hữu Lân Mục tiêu: 1) Chẩn đoán được một trường hợp viêm phổi mắc phải cộng đồng. 2) Phân tích giá trị của các xét nghiệm trong viêm phổi mắc phải cộng đồng. 3) Nắm vững nguyên tắc điều trị và chọn lựa kháng sinh cho từng đối tượng bệnh nhân. I. ĐỊNH NGHĨA: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng được định nghĩa như là một nhiễm trùng nhu mô phổi cấp tính với 2 triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng cấp tính và có tổn thương thâm nhiễm trên Xquang lồng ngực hay nghe được những dấu hiệu viêm phổi (ran khu trú và/hay thay đổi âm phế bào) và xảy ra ở những bệnh nhân không ở bệnh viện ít nhất 14 ngày kể từ khi có triệu chứng. Trong thực hành lâm sàng, cần phân biệt viêm phổi mắc phải tại cộng đồng với viêm phổi bệnh viện là viêm phổi xảy ra 48h kể từ sau khi nhập viện và đã loại trừ các nhiễm trùng đang ủ bệnh ở thời điểm nhập viện. II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới: Sốt hay hạ thân nhiệt, lạnh run, đổ mồ hôi, mới xuất hiện ho khan hay ho khạc đàm, hay ho khạc đàm mủ ở những người ho mạn tính, nặng ngực hay khó thở. Triệu chứng ngoài phổi: Mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, nhức đầu, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lú lẫn. Lưu ý là bệnh nhân có thể không có, có một vài hoặc có tất cả các dấu hiệu này. Người già thường gặp rối loạn ý thức, có thể không có sốt. 40% trường hợp bệnh nhân viêm phổi có tràn dịch màng phổi, thường lượng ít. Người ta thường chia viêm phổi thành viêm phổi điển hình và viêm phổi không điển hình. Mặc dù ngày nay người ta nhận thấy sự phân biệt này không rõ rệt lắm, không thể dùng triệu chứng lâm sàng phân biệt viêm phổi điển hình và không điển hình, nhưng chúng cũng có giá trị ít nhiều trong chẩn đoán. Viêm phổi điển hình: thường do Streptococcus pneumoniae nhưng đôi khi cũng có thể do các loại vi trùng khác như Hemophilus influenzae… Khởi bệnh sốt cao đột ngột, ho đàm mủ và đau ngực kiểu màng phổi (đau khi hít thở mạnh). Đàm màu rỉ sét thường điển hình cho viêm phổi do Streptococcus pneumoniae và đàm có mùi hôi thường gặp trong viêm phổi do vi trùng kỵ khí. Khám lâm sàng thấy có dấu hiệu của hội chứng đông đặc phổi (gõ đục, rung thanh tăng, giảm rì rào phế nang) và có thể nghe được ran nổ ở vùng phổi bị tổn thương. Viêm phổi không điển hình: Thường do Mycoplasma pneumoniae nhưng cũng có thể do Legionnella pneumophila, Chlamydiae pneumoniae, Pneumocystic carinii, Streptococcus pneumoniae… Khởi bệnh từ từ, ho khan và các triệu chứng ngoài phổi nổi bật hơn như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Ngoài ra còn các triệu chứng hiếm gặp như Mycoplasma pneumoniae có thể gây các biến chứng hồng ban đa dạng, thiếu máu tán huyết, viêm não. Legionella pneumoniae có thể gây các rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng thận và gan, hạ Natri/ máu. Chlamydiae pneumoniae có thể gây đau họng, khàn tiếng, khò khè… Một số trường hợp viêm phổi do vi trùng thường xuất hiện thứ phát sau nhiễm virus, đặc biệt đối với các virus cúm, sởi và thủy đậu do hậu quả của sự phá hủy hàng rào chất nhầy - lông chuyển của khí đạo. Viêm phổi bội nhiễm sau nhiễm virus có thể tiếp liền ngay sau đó hoặc sau vài ngày tạm thời giảm bớt triệu chứng, biểu hiện bởi tình trạng bệnh nhân xấu đi, xuất hiện sốt, ớn lạnh, ho đàm và đau ngực. Viêm phổi hít do vi trùng kỵ khí: Các biểu hiện thường gặp là ho đàm mủ và rất hôi, thường gặp ở những người có bệnh lý vùng răng miệng (viêm nha chu). Trong nhiều trường hợp biểu hiện lâm sàng của viêm phổi do vi trùng kỵ khí rất giống với lao phổi: Ho ít, sốt nhẹ, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, đau ngực và ho đàm vướng máu kéo dài nhiều tuần lễ. III. DẤU HIỆU LÂM SÀNG: - Nhịp thở tăng. - Sốt > 38oC. - Dấu hiệu lâm sàng khu trú ở lồng ngực: Giảm độ giãn nở lồng ngực, gõ đục, giảm rì rào phế nang, âm thổi phế quản, ran nổ. Lưu ý: - Chỉ 40% bệnh nhân đến khám lần đầu tiên có triệu chứng đường hô hấp dưới mới xuất hiện + dấu hiệu lâm sàng khu trú ở lồng ngực có bằng chứng Xquang viêm phổi. - Dấu hiệu lâm sàng mới xuất hiện: Có ích, không đặc hiệu. - Ran nổ hay âm thổi phế quản: Không nhạy, không đặc hiệu. IV. XÉT NGHIỆM: - Xquang lồng ngực: Là xét nghiệm chẩn đoán căn bản, chứng minh có viêm phổi, phát hiện bệnh phổi phối hợp, đánh giá độ nặng, đáp ứng điều trị, tiên lượng bệnh. Trong hầu hết các trường hợp không thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh bằng hình ảnh Xquang lồng ngực. Hình ảnh Xquang lồng ngực có thể bình thường ở bệnh nhân viêm phổi nếu bệnh nhân thiếu nước. Tổn thương viêm phổi trên Xquang lồng ngực chỉ biến mất sau vài tuần hoặc vài t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Viêm phổi mắc phải cộng đồng - TS. BS. Nguyễn Hữu Lân VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG TS. BS. Nguyễn Hữu Lân Mục tiêu: 1) Chẩn đoán được một trường hợp viêm phổi mắc phải cộng đồng. 2) Phân tích giá trị của các xét nghiệm trong viêm phổi mắc phải cộng đồng. 3) Nắm vững nguyên tắc điều trị và chọn lựa kháng sinh cho từng đối tượng bệnh nhân. I. ĐỊNH NGHĨA: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng được định nghĩa như là một nhiễm trùng nhu mô phổi cấp tính với 2 triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng cấp tính và có tổn thương thâm nhiễm trên Xquang lồng ngực hay nghe được những dấu hiệu viêm phổi (ran khu trú và/hay thay đổi âm phế bào) và xảy ra ở những bệnh nhân không ở bệnh viện ít nhất 14 ngày kể từ khi có triệu chứng. Trong thực hành lâm sàng, cần phân biệt viêm phổi mắc phải tại cộng đồng với viêm phổi bệnh viện là viêm phổi xảy ra 48h kể từ sau khi nhập viện và đã loại trừ các nhiễm trùng đang ủ bệnh ở thời điểm nhập viện. II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới: Sốt hay hạ thân nhiệt, lạnh run, đổ mồ hôi, mới xuất hiện ho khan hay ho khạc đàm, hay ho khạc đàm mủ ở những người ho mạn tính, nặng ngực hay khó thở. Triệu chứng ngoài phổi: Mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, nhức đầu, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lú lẫn. Lưu ý là bệnh nhân có thể không có, có một vài hoặc có tất cả các dấu hiệu này. Người già thường gặp rối loạn ý thức, có thể không có sốt. 40% trường hợp bệnh nhân viêm phổi có tràn dịch màng phổi, thường lượng ít. Người ta thường chia viêm phổi thành viêm phổi điển hình và viêm phổi không điển hình. Mặc dù ngày nay người ta nhận thấy sự phân biệt này không rõ rệt lắm, không thể dùng triệu chứng lâm sàng phân biệt viêm phổi điển hình và không điển hình, nhưng chúng cũng có giá trị ít nhiều trong chẩn đoán. Viêm phổi điển hình: thường do Streptococcus pneumoniae nhưng đôi khi cũng có thể do các loại vi trùng khác như Hemophilus influenzae… Khởi bệnh sốt cao đột ngột, ho đàm mủ và đau ngực kiểu màng phổi (đau khi hít thở mạnh). Đàm màu rỉ sét thường điển hình cho viêm phổi do Streptococcus pneumoniae và đàm có mùi hôi thường gặp trong viêm phổi do vi trùng kỵ khí. Khám lâm sàng thấy có dấu hiệu của hội chứng đông đặc phổi (gõ đục, rung thanh tăng, giảm rì rào phế nang) và có thể nghe được ran nổ ở vùng phổi bị tổn thương. Viêm phổi không điển hình: Thường do Mycoplasma pneumoniae nhưng cũng có thể do Legionnella pneumophila, Chlamydiae pneumoniae, Pneumocystic carinii, Streptococcus pneumoniae… Khởi bệnh từ từ, ho khan và các triệu chứng ngoài phổi nổi bật hơn như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Ngoài ra còn các triệu chứng hiếm gặp như Mycoplasma pneumoniae có thể gây các biến chứng hồng ban đa dạng, thiếu máu tán huyết, viêm não. Legionella pneumoniae có thể gây các rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng thận và gan, hạ Natri/ máu. Chlamydiae pneumoniae có thể gây đau họng, khàn tiếng, khò khè… Một số trường hợp viêm phổi do vi trùng thường xuất hiện thứ phát sau nhiễm virus, đặc biệt đối với các virus cúm, sởi và thủy đậu do hậu quả của sự phá hủy hàng rào chất nhầy - lông chuyển của khí đạo. Viêm phổi bội nhiễm sau nhiễm virus có thể tiếp liền ngay sau đó hoặc sau vài ngày tạm thời giảm bớt triệu chứng, biểu hiện bởi tình trạng bệnh nhân xấu đi, xuất hiện sốt, ớn lạnh, ho đàm và đau ngực. Viêm phổi hít do vi trùng kỵ khí: Các biểu hiện thường gặp là ho đàm mủ và rất hôi, thường gặp ở những người có bệnh lý vùng răng miệng (viêm nha chu). Trong nhiều trường hợp biểu hiện lâm sàng của viêm phổi do vi trùng kỵ khí rất giống với lao phổi: Ho ít, sốt nhẹ, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, đau ngực và ho đàm vướng máu kéo dài nhiều tuần lễ. III. DẤU HIỆU LÂM SÀNG: - Nhịp thở tăng. - Sốt > 38oC. - Dấu hiệu lâm sàng khu trú ở lồng ngực: Giảm độ giãn nở lồng ngực, gõ đục, giảm rì rào phế nang, âm thổi phế quản, ran nổ. Lưu ý: - Chỉ 40% bệnh nhân đến khám lần đầu tiên có triệu chứng đường hô hấp dưới mới xuất hiện + dấu hiệu lâm sàng khu trú ở lồng ngực có bằng chứng Xquang viêm phổi. - Dấu hiệu lâm sàng mới xuất hiện: Có ích, không đặc hiệu. - Ran nổ hay âm thổi phế quản: Không nhạy, không đặc hiệu. IV. XÉT NGHIỆM: - Xquang lồng ngực: Là xét nghiệm chẩn đoán căn bản, chứng minh có viêm phổi, phát hiện bệnh phổi phối hợp, đánh giá độ nặng, đáp ứng điều trị, tiên lượng bệnh. Trong hầu hết các trường hợp không thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh bằng hình ảnh Xquang lồng ngực. Hình ảnh Xquang lồng ngực có thể bình thường ở bệnh nhân viêm phổi nếu bệnh nhân thiếu nước. Tổn thương viêm phổi trên Xquang lồng ngực chỉ biến mất sau vài tuần hoặc vài t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Viêm phổi mắc phải cộng đồng Bài giảng Viêm phổi mắc phải cộng đồng Chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng Xét nghiệm viêm phổi mắc phải cộng đồng Kháng sinh viêm phổi mắc phải cộng đồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Cập nhật các dấu hiệu sinh học chẩn đoán nhiễm khuẩn
43 trang 16 0 0 -
10 trang 14 0 0
-
Nghiên cứu tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do Chlamydia pneumoniae ở trẻ em
7 trang 13 0 0 -
Phối hợp tác nhân vi khuẩn, virus trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện
6 trang 13 0 0 -
6 trang 13 0 0
-
9 trang 11 0 0
-
Nghiên cứu giá trị của một số thang điểm trong tiên lượng bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng
9 trang 11 1 0 -
6 trang 11 0 0
-
Tác nhân vi sinh phát hiện trên mẫu đàm bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện
5 trang 11 0 0 -
5 trang 10 0 0