Danh mục

Bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam từ kinh nghiệm của một số tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.39 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của đề tài này trình bày về cấp độ, không gian thị trường bán lẻ đã có sự thay đổi đáng kể, tổ chức thị trường được các địa phương chú trọng, các doanh nghiệp bán lẻ đã không ngừng mở rộng mạng lưới bán lẻ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại phát triển nhanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam từ kinh nghiệm của một số tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN BÁN LẺ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ThS. Lượng Văn Quốc Từ khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009, ngành bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực: Số lượng trung tâm thương mại, siêu thị và các điểm bán lẻ theo xu hướng hiện đại đã tăng rất nhanh. Cấp độ, không gian thị trường bán lẻ đã có sự thay đổi đáng kể, tổ chức thị trường được các địa phương chú trọng, các doanh nghiệp bán lẻ đã không ngừng mở rộng mạng lưới bán lẻ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại phát triển nhanh. Trong đó có nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn như Saigon Coop, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Điện máy Nguyễn Kim, Công ty CP Nhất Nam, Tập đoàn Phú Thái… So với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp bán lẻ trong nước có những hạn chế như sau: Theo ông Phan Thế Ruệ - Nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế: quy mô thị trường phát triển nhanh nhưng manh mún, nhỏ bé, tự phát, không gắn kết. Vì vậy số lượng doanh nghiệp đông nhưng không mạnh, thường xung đột lợi ích trước mắt, rất khó hợp tác để tạo ra sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Môi trường cạnh tranh lĩnh vực bán lẻ chưa bình đẳng, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng, cửa hiệu, các đại lý bán lẻ đều thuộc loại nhỏ, phân tán, yếu về tài chính bị các nhà bán buôn, các tổng đại lý lớn chi phối về nguồn hàng, áp đặt những điều kiện bất lợi, khó có thể cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng hệ thống bán lẻ còn ở mức thấp, Số lượng chủng loại hàng hoá ở một cửa hàng, siêu thị còn quá ít mẫu mã, đơn điệu. Chất lượng hàng hoá bán lẻ khó kiểm soát, xuất sứ vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn được lưu thông, người tiêu dùng không yên tâm. Chi phí đầu vào quá cao, năng lực cạnh tranh thấp, hệ thống bán lẻ bị phân khúc nhiều tầng nấc, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, phải thuê mặt bằng, cửa hàng với giá ở mức cao, không ổn định, vay vốn lãi suất cao, trả công người lao động ngày càng có xu hướng tăng; môi trường cạnh tranh giành giật thị trường khá khốc liệt dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, không mở rộng kinh doanh như mong muốn. Hạ tầng thương mại phát triển chậm, không đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Hệ thống chợ, nhất là chợ nông thôn, chợ ở các vùng kinh tế trọng điểm vừa thiếu, vừa tạm bợ đã hạn chế lưu thông hàng hoá, hệ thống kho, bảo quản, chế biến, đóng gói còn rất sơ khai ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hoá. 124 Thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường bán lẻ và thiếu đi một nhạc trưởng trong hoạt động thương mại, nên các nhà cung cấp mạnh ai nấy rao, nhà bán lẻ mạnh ai nấy bán, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới tất cả đều phát triển manh mún, thiếu bài bản. Những doanh nghiệp bán lẻ tạo được niềm tin đối với các nhà sản xuất, nhà cung cấp, đảm bảo được nguồn hàng ổn định phục vụ người tiêu dùng không nhiều, chủ yếu là các “đại gia” nước ngoài như Big C, Metro, chỉ có một vài doanh nghiệp thuần Việt như Co-op mart, Vinatext mart… là bước đầu làm được điều đó. Sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự bán lẻ cũng đang là một điểm nghẽn khiến ngành bán lẻ Việt Nam không phát triển được như mong muốn. Sự thiếu chuyên nghiệp ấy thể hiện trong từng khâu của bán lẻ, từ nhập hàng, trưng bày đến giao tiếp với người tiêu dùng và nó bắt nguồn từ cách tư duy rất cũ của những người bán lẻ. Một là, do năng lực tài chính yếu, vốn hạn chế dẫn đến phương thức giao dịch chủ yếu là “mua đứt, bán đoạn” hàng hóa, khả năng duy trì chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp đối với nguồn cung hàng hóa thấp; hình thức phân phối bán lẻ dưới dạng siêu thị, cửa hàng... có quy mô nhỏ về diện tích và chủng loại hàng hóa; lao động ít, thương hiệu chưa được quan tâm đầu tư. Hai là, trình độ quản trị chưa chuyên nghiệp; trình độ của người lao động còn hạn chế, các công cụ hỗ trợ để tiếp cận thông tin, thị trường và nguồn cung hàng hóa còn thiếu, thị trường và nguồn cung hàng hóa...; thiếu các chuyên gia cao cấp ở các khâu từ quản lý, điều hành, tổ chức, hậu cần và kho vận, công nghệ thông tin cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý. Ba là, thiếu mặt bằng kinh doanh, chưa có quy hoạch địa điểm kinh doanh bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế; rất nhiều cửa hàng nhỏ mặt phố. Bốn là, hệ thống hậu cần như kho, bãi, hoặc liên kết và tổ chức nguồn cung cấp hàng hoá thiếu chuyên nghiệp. Vai trò kết nối nhà sản xuất với thị trường của khâu phân phối bán lẻ vẫn chưa được quan tâm, chú trọng. Nhiều doanh nghiệp có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài, có mặt tại các ...

Tài liệu được xem nhiều: