Danh mục

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về khủng hoảng nợ công Châu Âu: Phần 1

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.39 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách phân tích cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhằm làm rõ nguyên nhân, tác động của nó tới nền kinh tế các quốc gia châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong kiểm soát nợ công cũng như đề xuất chính sách phòng ngừa, đối phó với vấn đề nợ công cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về khủng hoảng nợ công Châu Âu: Phần 1 KHỦN NỢ CÔNG ĩ . , ĩ ỉ . ^4 CHẢU ẨU ^ ^ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ■ ■ ĐỐI VỚI VIỆT NAM■ NHÀ XUÁT BÀN CHÍNH TRỊ QUOC GIA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 33 (T) Mã sô': CTQG-2014 TS. Đặng Hoàng Linh KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ẦU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ■ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA - sự THẬT Hà Nội - 2014 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đẩu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bổ Đào Nha, Alien, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha). Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa thiếu bền vững cùng với sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia và sự hạn ch ế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone). Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ ch ế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện nhũng chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế, mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý dài hạn. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng cũng chính là hổi chuông cảnh báo các quốc gia trên thế giới phải đánh giá lại tình trạng ngân sách của mình nhằm nhận định kịp thời nguy cơ khủng hoảng và có biện pháp đôi phó, ngăn ngừa kịp thời. Có thể thấy sự tương đổng giữa bối 5 cảnh Việt Nam hiện nay với các quốc gia đang chịu khủng hoảng ở châu Âu. Nợ xấu của Việt Nam xuất phát từ tình trạng suy thoái kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản. Vì vậy, cần có sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ nợ công, tránh sự cố xảy ra như các nước châu Âu từng gặp phải. Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu về khủng hoảng nợ công châu Âu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách K h ủ n g h o ả n g n ợ công châu  u và bài học kinh nghiệm đối với Việt N am do TS. Đặng Hoàng Linh, Phó Trưởng Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao biên soạn. Cuốn sách phác họa bức tranh tổng quan diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, phân tích nguyên nhân, tác động của nó cũng như các đánh giá về hệ thống giải pháp ứng phó của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng. Qua đó, có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bản châ't, mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng nợ công, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong kiểm soát nợ công và đề xuất chính sách phòng ngừa, đối phó với vấn đề nợ công, hạn chế rủi ro khi khủng hoảng xảy ra. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6 MỞ ĐẦU Trải qua 40 năm hội nhập khu vực, Liên minh châu Âu đã phát triển từ một khu vực thương mại tự do tới việc hình thành một liên minh kinh tế - tiền tệ với sự lưu hành của đồng tiền chung euro của 17 quốc gia thành viên. Thành quả của quá trình hội nhập được thể hiện đầy đủ trong vị thế ngày càng gia tăng của Liên minh châu Âu đối vói nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát tại khu vực đồng tiền chung euro từ cuối năm 2009 đã làm suy kiệt nhiều nền kinh tế châu Âu như: Hy Lạp, Ailen, Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia; đổng thời đặt ra thách thức lớn đối với sự bền vững của Eurozone và Liên minh châu Âu. Không chỉ dừng lại ở mức độ một cuộc khủng hoảng kinh tê' cuộc khủng hoảng nợ công đã tác động mạnh mẽ tới cả đời sông chính trị - xã hội của người dân các quốc gia châu Âu. Hệ quả của nó là chính sách tài chính công khắc khổ nhằm giảm gánh nặng chi tiêu công dẫn tới tình trạng bất ổn định xã hội, thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng và sự ra đi của chính phủ các quốc gia. 7 Một bức tranh tổng quan các diễn biến của cuộc khủng hoảng, những phân tích chuyên sâu vê nguyên nhân, tác động của nó cũng như các đánh giá về hệ thống giải pháp ứng phó của châu Âu là những nội dung đáng được quan tâm, nghiên cứu. Câu chuyện của châu Âu đã, đang và sẽ là bài học kinh nghiệm dành cho các quốc gia mà qua đó, mỗi chính phủ có thê có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bản chât, mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng nợ công, từ đó có sự so sánh, đối chiếu vói tình hình quốc gia mình nhằm tự ý thức và đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro khủng hoảng xảy ra. Cuốn sách phân tích cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhằm làm rõ nguyên nhân, tác động của nó tói nền kinh tế các quốc gia châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong kiểm soát nợ công cũng như đề xuât chính sách phòng ngừa, đối phó với vârt đề nợ công cho Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, cuốn sách đi sâu làm rõ cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ công đê làm nền tảng cho việc nhận định, đánh giá cuộc khừng hoảng tại châu Âu và thực trạng nợ công tại Việt Nam. Đó cũng là cơ sở đê đưa ra những phân tích liên quan đến nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng nợ công, không chỉ trên khía cạnh kinh tế mà còn trên cả các khía cạnh chính trị - xã hội. Mặt khác, cơ sở thực tiễn thu thập được từ quá trình các chính phủ châu Âu ứng phó 8 vói khủng hoảng cùng với hệ quả của nó, góp phần tổng kết bài học kinh nghiệm, cũng như xây dựng hệ thống giải pháp hạn chế rủi ro nợ công cho Việt Nam. Nhân dịp cuốn sách được xuâ't bản, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Ngoại giao đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này; cảm ơn các nhà khoa học đã đóng góp những ý kiến quý báu. Hy vọng cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học trong các trường cao đẳng, đại học và các học viện cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế khi ...

Tài liệu được xem nhiều: