Danh mục

Bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non: Xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài (tự lựa chọn) thuộc lĩnh vực Giáo dục mầm non

Số trang: 26      Loại file: docx      Dung lượng: 37.98 KB      Lượt xem: 60      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tìm hiểu về quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 4–5 tuổi ở trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non: Xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài (tự lựa chọn) thuộc lĩnh vực Giáo dục mầm non Họ và tên : ĐỒNG THỊ HỒNG NHUNG (30/08/1996) Lớp : LTĐH­K5 Trung Tâm GDTX Trần Phú BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  GIÁO DỤC MẦM NON Câu hỏi : Xây dựng đề  cương nghiên cứu của một đề  tài (tự  lựa chọn )  thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non Trả lời ĐỀ  TÀI: QUY TRÌNH TỔ  CHỨC PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀO  QUÁ   TRÌNH   PHÁT   TRIỂN   GIÁC   QUAN   CHO   TRẺ  4  –  5  TUỔI   Ở  TRƯỜNG MẦM NON PHẦN MỞ ĐÀU 1.Lý do chọn đề tài   Giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân  cách của trẻ. Thế giới xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng, có biết bao điều mới lạ,  bí  ẩn và đầy hấp dẫn đối với trẻ  thơ.  Vì thế  trẻ  tò mò muốn biết, khát  khao được khám phá, tìm hiểu về  chúng. Một trong những hình thức đáp  ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá của trẻ đó là thông qua các giác quan. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển   giác quan cho trẻ 4 ­ 5 tuổi ở Trường mầm non. Góp phần tích cực và quan  trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay. 3.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quy trình tổ  chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác   quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Nếu trong quá trình giáo dục trí tuệ  cho trẻ, giáo viên biết cách vận dụng   phương pháp Montessori theo một quy trình hợp lí phù hợp với quy trình  phát triển sinh lí của trẻ thì sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan, từ đó nâng   cao chất lượng nuôi dưỡng ­ chăm sóc ­ giáo dục trẻ ở Trường Mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp Montessori và quá trình phát   triển giác quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 5.2. Nghiên cứu thực trạng và quá trình phát triển giác quan cho trẻ  4­5 tuổi  ở Trường mầm non. 5.3. Tổ chức thử nghiệm quy trình tổ  chức phương pháp Montessori nhằm   phát triển giác quan cho trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Trong đề  tài này, chúng tôi nhằm phát triển giác quan cho trẻ  tập trung  nghiên cứu về phương pháp Montessori 4­5 tuổi ở Trường mầm non. 6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Đề  tài được thực hiện nghiên cứu trên  20  trẻ  4­5  tuổi và 20 giáo viên  ở  Trường Mầm non Họa Mi – Nghĩa Hưng – Nam Định. 6.3. Giới thiệu về thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát  hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát : ­Mục đích: Quan sát mức độ biểu hiện giác quan của trẻ trong các tiết học,   trong sinh hoạt hằng ngày và quan sát cách thức giáo viên tổ chức các hoạt  động cho trẻ. ­Biện pháp: Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và tham gia các hoạt động  của trẻ cùng giáo viên ở Trường mầm non  7.2.2 Phương pháp đàm thoại ­Mục   đích:   Trao   đổi   với   giáo   viên   về   việc   vận   dụng   phương   pháp  Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ  4­5 tuổi ở Trường mầm non.Trò chuyện  với trẻ  4­5  tuổi thông qua các hoạt động hàng ngày để  tìm hiểu mức độ  nhận thức và sự phát triển giác quan của trẻ. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố  ảnh hưởng đến quá trình phát triển giác quan của trẻ. ­Biện pháp: Để  thực hiện được điều đó, chúng tôi đã đàm thoại, trao đổi  với nhà quản lý, giáo viên, phụ  huynh và trẻ  trong các hoạt động giúp trẻ  phát triển giác quan. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ­ Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin về  thực trạng sử  dụng phương   pháp Montessori của giáo viên, thực trạng phát triển giác quan của trẻ   ở  Trường mầm non. ­Biện pháp: Để thực hiện được điều đó, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra   và tiến hành trên đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. 7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ­Mục đích: Nhằm thu thập kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn  để đưa ra kết luận chính xác hơn và khoa học hơn. ­Biện pháp: Dự giờ, trao đổi với các giáo viên. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ­Mục đích: Đánh giá khả năng phát triển giác quan của trẻ 4­5 tuổi ở Trường mầm non. ­Biện pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích  kết quả thử nghiệm. 7.2.6. Phương pháp thử nghiệm sư phạm ­   Mục   đích:   Thử   nghiệm   quy  trình   tổ   chức   nhằm   minh  chứng   cho  giả  thuyết đưa ra ban đầu. ­ Biện pháp: Thử  nghiệm sư  phạm để  áp dụng cách thức và quy trình tổ  chức   phương   pháp   Montessori   nhằm   đánh   giá   hiệu   quả   thực   tiễn   của  phươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: