Danh mục

Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến tỷ giá hối đoái. Liên hệ với Việt Nam cho biết các chính sách kinh tế thời kỳ 2008-2011 ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá VND/USD

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến tỷ giá hối đoái. Liên hệ với Việt Nam cho biết các chính sách kinh tế thời kỳ 2008-2011 ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá VND/USD nhằm trình bày về cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái, các chính sách kinh tế đến tỷ giá hối đoái, thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến tỷ giá hối đoái. Liên hệ với Việt Nam cho biết các chính sách kinh tế thời kỳ 2008-2011 ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá VND/USD 1 BÀI TẬP NHÓM 6 MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ LỚP K50 ĐH Tài Chính Ngân Hàng Trường ĐH Tây Bắc Phân tích ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến tỷ giá hối đoái. Liên hệ với Việt Nam cho biết các chính sách kinh tế thời kỳ 2008-2011 ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá VND/USD . 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái 1.1 Tổng quan về tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái a. Khái niệm tỷ giá hối đoái Khái niệm về TGHĐ (tỷ giá hối đoái) rất phức tạp, có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay tỷ giá luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tế. Hiện nay có rất nhiều quan điểm về TGHĐ. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất với nhau ở chỗ là quá trình tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố quan trọng nhất và có tác động trực tiếp cấu thành TGHĐ là sức mua của đồng tiền. Vậy, TGHĐ là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tề của nước khác, hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. b. Vai trò của tỷ giá hối đoái Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia có đồng tiền chung (EURO), thì TGHĐ mà họ quan tâm hàng đầu là tỷ giá giữa đồng tiền của chính quốc gia đó với các quốc gia khác. Vì vậy, TGHĐ có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế của các quốc gia. Thứ nhất, TGHĐ với ngoại thương: tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất – nhập khẩu của quốc gia đó; Thứ hai, TGHĐ với sản lượng, công ăn việc làm và lạm phát: TGHĐ gia tăng liên tục qua các năm thì làm phát sẽ gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực sản xuất dựa trên chủ yếu là nguồn lực trong nước thì sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực này, giúp phát triển 3 sản xuất tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp và tăng GDP. Lý giải tương tự cho trường hợp TGHĐ giảm. Tóm lại, trên lý thuyết, TGHĐ là một loại biến số, một loại giá cả có vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế mở vì sự thay đổi của TGHĐ có tác động đến cả hai nhóm mục tiêu: cân bằng ngoại (xuất – nhập khẩu) và cân bằng nội( sản lượng, công ăn việc làm và lạm phát). Điều hành tốt TGHĐ sẽ giúp nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác. 1.1..2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái a. Những nhân tố tác động đến cán cân vãng lai, qua đó tác động đến xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn Cán cân vãng lai là một thành phần quan trọng trong cán cân thanh toán, bao gồm các bộ phận: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. - Cán cân thương mại, dịch vụ: với các nhân tố khác không đổi, cán cân thương mại và dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi:  Mức chênh lệch lạm phát của hai quốc gia: TG biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá. Nước nào có mức độ lạm phát cao hơn thì sức mua của đồng tiền nước đó yếu hơn.  Giá thế giới của hàng hóa xuất nhập khẩu: nếu giá hàng hóa xuất khẩu tăng hoặc giá hàng hóa nhập khẩu giảm đều có tác dụng cải thiện CCTM (tăng cung, giảm cầu ngoại tệ) làm cho tỷ giá giảm và ngược lại.  Thu nhập thực của người cư trú và k hông cư trú: nếu thu nhập của người cư trú tăng so với người không cư trú thì sẽ kích thích nhập khẩu ròng, làm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá tăng; 4  Thuế quan và hạn ngạch trong nước: Nếu Việt Nam tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn ngạch với hàng nhập khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ, tỷ giá giảm;  Thuế quan và hạn ngạch nước ngoài: Nếu như Mỹ áp dụng tăng thuế nhập khẩu và áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam thì hàng của Việt Nam không bán được, nên nguồn cung ngoại tệ giảm (lượng thu về), làm tăng tỷ giá.  Năng suất lao động: nếu năng suất lao động của một nước tăng nhanh hơn nước khác, làm giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu, thu được ngoại tệ, tăng cung ngoại tệ làm tỷ giá giảm.  Tâm lý ưa thích hàng ngoại: chừng nào người dân của một nước còn ưa thích hàng ngoại thì sẽ kích thích nhập khẩu, làm tăng cầu ngoại tệ, làm cho tỷ giá tăng. - Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu là mối quan hệ, tình hữu nghị, lòng tốt, lòng từ thiên,…Khi tăng chuyển giao vãng lai một chiều (nước ngoài hỗ trợ) thì tăng cung ngoại tệ, tỷ giá giảm; - Cán cân thu nhập: Nếu cán cân thu nhập ròng dương, làm tăng cung ngoại tệ làm cho tỷ giá giảm và ngược lại cho trường hợp cán cân thu nhập ròng âm. b. Những nhân tố tác động đến cán cân vốn và cán cân bù đắp chính thức, qua đó tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn - Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền: tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản ánh tương quan lãi suất giữa chúng; - Những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai: ngày nay thế giới đang sống trong một môi trường đầy biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai,… mỗi cú sốc diễn ra sẽ tác động ngay lập tức đến tỷ giá (khủng hoảng đồng Bath Thái Lan_1997 là một ví dụ điển hình); 5 - Sự can thiệp của NHNN trên Forex: khi NHNN mua ngoại tệ vào làm tăng cầu ngoại tệ, làm tỷ giá tăng và ngược lại khi NHNN bán ngoại tệ ra làm tăng cung ngoại tệ làm tỷ giá giảm. Chương 2: Thực trạng về chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 2008 đến năm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: