Danh mục

Bài tập tình huống xử lý nợ xấu BIDV

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 34.98 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu cung cấp 8 tình huống bài tập về xử lý nợ xấu của ngân hàng BIDV với các nội dung như đất của hộ gia đình, tranh chấp hợp đồng tín dụng, thời gian là vàng trong các vụ án giải quyết nợ tồn đọng, hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên trong quá trình nghiên cứu, thực hành nợ xấu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập tình huống xử lý nợ xấu BIDV BÀI TẬP TÌNH HUỐNG XỬ LÝ NỢ XẤU BIDV Bài 1 DNTN A hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, có quan hệ tín dụng với  BIDV từ  năm 2008 với hạn mức tín dụng là 8 tỷ  đồng cho vay ngắn hạn hạn mức 3  tháng, tài sản đảm bảo là bất động sản định giá 12 tỷ  đồng, gồm 2 cây xăng và 5 QSD   đất, trong đó có 1 thửa đất tại trung tâm huyện TH giá thị trường trên 3 tỷ đồng đảm bảo  nợ vay 1,2 tỷ đồng (Ngân hàng định giá 2 tỷ đồng).  Chủ doanh nghiệp đã đầu tư mua đất và xây dựng cây xăng ngay trung tâm huyện  VT (huyện mới tách) chi phí khoảng 4 tỷ  đồng.Do đầu tư  mới từ  vốn lưu động, dòng   tiền của doanh nghiệp yếu dần, lượng xăng tồn kho không nhiều, các khoản công nợ trả  chậm cho người bán kéo dài. Các khoản nợ đến hạn trả rất khó khăn. DN đề nghị Ngân  hàng tăng hạn mức 12 tỷ đồng. Sau khi phát hiện việc sử dụng vốn sai mục đích, bên cạnh đó vợ  của chủ doanh   nghiệp có biểu hiện làm chủ hụi.  Câu hỏi: 1/ Anh chi nhận dạng rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng? 2/ Có chấp nhận tăng hạn mức không? Tại sao? 3/ Phương án xử lý khách hàng này? Bài 2 Công ty CP A hoạt động trong lĩnh vực lương thực và nuôi trồng thủy sản (chủ  yếu nuôi cá tra thịt) quan hệ tín dụng với BIDV từ năm 2009 với hạn mức tín dụng là 20   tỷ  đồng cho vay ngắn hạn, nguồn tiền của đơn vị  chuyển qua BIDV rất tốt, chính sách  cho vay Công ty A lúc đó là 30% dư nợ vay được tín chấp. Đến năm 2011, ngành thủy sản đặc biệt con cá tra lâm vào tình thế khó khăn, hầu   như  sản phẩm cá bị  lỗ  do giá cá xuống thấp làm cho lợi nhuận chung của công ty  ảnh   hưởng theo. Đồng thời Cty cũng vay thêm bên SHB để tăng vốn lưu động. Công ty bắt đầu có tình hình tài chính suy giảm, hệ  số  nợ  trên vốn chủ  sở  hữu  tăng từ 3 lần lên 5,5 lần so vốn chủ sở hữu. Thời điểm này giá TSBĐ cũng bắt đầu suy   giảm. Mối quan hệ của BIDV lúc này với khách hàng đang duy trì tốt, nhất là mối quan  hệ tốt với kế toán trưởng công ty ­ người cân đối dòng tiền của khách hàng.  Thời gian này kinh tế  thế  giới rơi vào khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu cá tra   cũng suy giảm, Việt Nam vẫn đang đối mặt với vụ kiện bán phá giá của hiệp hội nuôi cá   Mỹ, Công ty A cũng có trong danh sách phải áp thuế chống bán phá giá. Vùng nguyên liệu đầu vào của Công ty chưa có mối liên kết chặt chẽ  với nông   dân, chất lượng nuôi trồng của nông dân cũng có vùng chưa tuân thủ  quy trình nuôi nên   có lô hàng có dư lượng chất kháng sinh cao, có lô hàng xuất đi Nhật bị trả về. Thông tin được biết thì trong 06 tháng đầu năm 2013 công ty đã thua lỗ. Bên cạnh   đó dư  nợ  vay tại SHB bằng ngoại tệ đến 90% trên tổng dư  nợ, tỷ  giá biến động, khả  năng cân đối ngoại tệ trả nợ theo đơn hàng xuất chưa cân đối được, nguy cơ thanh toán   nợ đến hạn gặp nhiều khó khăn. Với 700 công nhân nhưng việc làm không đều; Một số cán bộ chủ chốt của Công  ty đã ra đi khi thấy lương bị giảm thấp do Công ty gặp khó khăn. Câu hỏi: 1/ Anh chi nhận diện rủi ro của khách hàng này 2/ Đưa ra phương án tổng thể xử lý khách hàng: ­ Mục tiêu đặt ra xử lý với KH ­ Các biện pháp ­ Kỹ năng xử lý nợ cần áp dụng ­ Lộ trình thực hiện Bài 3  Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất HLP là khách hàng hoạt động trong 2 lĩnh  vực chính: 1. Kinh doanh xây dựng, bất động sản (đang có dự án bất động sản là khu căn hộ  HP ­ Nhà Bè, đang xây dựng dở dang đến tầng 2). 2. Kinh doanh xăng dầu (lĩnh vực xăng dầu khách hàng mới thực hiện mở  rộng   vào năm 2010).  Khách hàng đã được 1 Phòng giao dịch thuộc chi nhánh cấp hạn mức tín dụng,   (qua thẩm định rủi ro và đã được Giám đốc chi nhánh ký quyết định), chi tiết hạn mức   như sau: + Hạn mức tín dụng được cấp: 70.000 triệu đồng + Mục đích: Bổ sung vốn lưu động kinh doanh xăng dầu. + Tài sản đảm bảo:Căn nhà mặt tiền đường LTT, Quận 1, Tp.HCM, giá trị  định  giá 90.000 triệu đồng (đơn giá đất định giá 600 triệu/m2), đảm bảo 100% hạn mức tín  dụng. Tại phòng giao dịch đã thực hiện ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế  chấp và   chuyển giao về  hội sở  chi nhánh cho cán bộ  RM tiếp quản  để  thực hiện việc công   chứng, giao dịch đảm bảo tài sản và thực hiện giải ngân.Khi nhận bàn giao hồ sơ khách   hàng này, qua quá trình rà soát hồ sơ, RM nhận thấy có một số tình hình của  khách hàng,   cụ thể: ­ Công ty chuyên hoạt động kinh doanh bất động sản có bước chuyển sang kinh doanh   xăng dầu, hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau mà lĩnh vực xăng dầu mới kinh doanh   được 1 năm,  đầu vào ­ đầu ra có phương án, có TSBĐ nhưng đây là lĩnh vực mới hoàn   toàn đối với Công ty. ­ Hóa đơn xăng dầu do Công ty cung cấp có giá trị rất lớn hàng chục tỷ đồng trở lên, có   hóa đơn lên đến 70 tỷ đồng nhưng trên sao kê tài khoản không thể hiện những khoản   này. ­ Ngành xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng đủ  điều kiện về kho   bãi, phương tiện vận chuyển. ­ Có các phát dinh giao dịch trên tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng EXIMBANK,   MB…hầu như phát sinh nộp tiền và rút tiền mặt, với những số tiền rất lớn và chẵn. ­ Khi yêu cầu khách hàng bổ sung bất kỳ hồ sơ thông tin nào thì khách hàng cũng đồng   ý, và đưa ra điều kiện gì thì khách hàng sẵn sàng đáp  ứng rất dễ  dàng và nhanh   chóng. Bên cạnh đó: thời gian này lĩnh vực bất động sản đang khó khăn, rất khó tiếp cận   nguồn vốn vay, với dự án Căn hộ Hưng Phát đang dở dang tầng 2. Trong khi khách hàng   chọn lĩnh vực xăng dầu vì hóa đơn xăng dầu thường có giá trị lớn, số tiền vay giải ngân   sẽ lớn.Các công ty xây dựng thường đi theo là hóa đơn mua sắt thép, xi măng giá trị lớn,   hay chuyển vốn ngắn hạn sang trung dài hạn. RM đã tiến hành kiểm tra thực tế lại hoạt động, tài sản đảm bảo Công ty lại lần  nữa (mặc dù trước đó Phòng Giao dịch và Phòng Quản lý rủi ro đã thẩm định thực tế)   cho thấy các điểm nêu trên ...

Tài liệu được xem nhiều: