Danh mục

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - Những bất cập và khuyến nghị

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 127      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VAMC được coi là công cụ để nhà nước xử lý nợ xấu, giúp giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và hỗ trợ lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Tuy nhiên, hiện tại VAMC vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò trong việc thúc đẩy thị trường mua bán nợ vì còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, để chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp VAMC phát huy triệt để vai trò của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - Những bất cập và khuyến nghị ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC) - NHỮNG BẤT CẬP VÀ KHUYẾN NGHỊ VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) - DRAWBACKS AND RECOMMENDATIONS Ngày nhận bài : 17.02.2023 ThS. Nguyễn Thanh Phương Thảo Ngày nhận kết quả phản biện : 29.3.2023 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT VAMC được coi là công cụ để nhà nước xử lý nợ xấu, giúp giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và hỗ trợ lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Tuy nhiên, hiện tại VAMC vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò trong việc thúc đẩy thị trường mua bán nợ vì còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, để chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp VAMC phát huy triệt để vai trò của mình. Từ khóa: VAMC, nợ xấu, tổ chức tín dụng. ABSTRACT VAMC is considered as a tool for the Government to handle non-performing loans, help reduce risks for credit institutions, enterprises and support healthy financial system. However, VAMC has not been able to maximize its role in promoting the debt trading market because there are still some limitations in its operations. This research uses the method of analysis and synthesis to show achievements, drawbacks and make recommendations to help VAMC fully promote its role. Keywords: VAMC, non-performing loans, credit institutions. 1. Giới thiệu vấn đề Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010 kết hợp cùng những vấn đề nội tại của nền kinh tế đã đưa Việt Nam rơi vào thời kỳ suy giảm kinh tế nghiêm trọng và đối mặt với nhiều thách thức lớn, nhất là giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,03% - thấp nhất kể từ năm 1999, kinh tế đối mặt với những yếu tố xấu như: Tổng cầu giảm mạnh dẫn đến hàng tồn kho tăng nhanh chóng, sản xuất của doanh nghiệp (DN) trì trệ, số DN giải thể và ngừng hoạt động đến cuối năm là hơn 54.200 DN, giao dịch bất động sản trầm lắng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm... đặc biệt, nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) không ngừng tăng cao: Tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh trong hệ thống ngân hàng khoảng 8,82%, tương đương 250.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% GPD, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân là 51% gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân của tín dụng là 25,56% [1]. Mặc dù, các TCTD đã nỗ lực rất nhiều để thực hiện xử lý nợ xấu nhưng việc xử lý nợ xấu tại các TCTD lại thu được kết quả rất khiêm tốn. Nợ xấu tăng nhanh dẫn đến rủi ro hệ thống ngân hàng tăng cao, nguy cơ đổ vỡ theo hiệu ứng “Domino”. Trước tình hình này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải áp dụng những giải pháp quyết liệt, và nghiên cứu một giải pháp tổng thể để có thể xử lý nợ xấu, khơi thông tín dụng, củng cố và đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của hệ thống tín dụng, đó chính là lý do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - Vietnam Asset Management Company (VAMC) ra đời. VAMC là cơ chế sáng tạo và phù hợp nhằm giúp TCTD tách nợ xấu ra khỏi hệ thống để có thêm thời gian xử lý đồng thời giúp TCTD phát triển hoạt động kinh doanh lành 27 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN mạnh nhằm có nguồn lực để xử lý nợ xấu. Đóng góp lớn nhất của VAMC trong việc xử lý nợ xấu là phát triển thị trường mua bán nợ. Theo đó, Sàn giao dịch nợ đã được VAMC thành lập năm 2021 và hiện đang có trên 30.000 tỷ đồng nợ xấu đang được niêm yết. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của VAMC. Nghiên cứu này sẽ tập trung chỉ ra những bất cập và từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm giúp VAMC phát huy được toàn sứ mệnh. 2. Thực trạng hoạt động của VAMC từ 2013-2022 2.1. Kết quả mua nợ của VAMC Bảng 1: Kết quả mua nợ bằng TPĐB của VAMC (2013-2022). Đơn vị tính: Tỷ đồng Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020* 2021* 2022* Dư nợ gốc 35.563 89.941 107.644 42.183 32.601 30.917 20.544 15.218 19.634 17.755 Giá mua 30.926 75.812 99.143 40.035 31.839 29.812 19.846 14.649 20.999 14.939 Nguồn: *Báo cáo của VAMC (2020-2022), Bùi Tín Nghị (2021) Dư nợ gốc và giá mua bằng TPĐB đã giảm dần từ 2015 đến nay. Lũy kế từ 31/12/2022, VAMC đã mua nợ xấu bằng TPĐB đạt 378 nghìn tỷ đồng và tổng dư nợ gốc nội bảng 412 nghìn tỷ đồng [6]. Bảng 2: Kết quả mua nợ theo giá thị trường của VAMC (2013-2022) Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020* 2021* 2022* Dự nợ gốc - - - - 2.939 2.943 2.131 1.952 1.761 375 Giá mua - - - - 3.141 2.819 2.247 1.498 2.116 980 Nguồn: *Báo cáo của VAMC (2020-2022), Bùi Tín Nghị (2021) Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP và Thông tư 19/2013/TT-NHNN, VAMC được phép mua nợ theo giá trị thị trường, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau và vốn điều lệ ban đầu chỉ 500 tỷ đồng, trong khi mua nợ theo giá thị trường sẽ cần thanh toán bằng tiền mặt, nên từ 2013-2016, VAMC không có khoản mua nợ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: