Chứng khoán hóa nợ xấu - Kinh nghiệm của một số quốc gia
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chứng khoán hóa nợ xấu - Kinh nghiệm của một số quốc gia ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CHỨNG KHOÁN HÓA NỢ XẤU - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NON-PERFORMING LOAN SECURITIZATION - EXPERIENCES OF SOME COUNTRIES Ngày nhận bài : 06.3.2022 TS. Hồ Hữu Tiến Ngày nhận kết quả phản biện : 29.3.2022 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Chứng khoán hóa (CKH) là một sáng tạo tài chính, mang lại nhiều lợi ích (trong đó có vấn đề xử lý nợ xấu), là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, song có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được quản lý chặt chẽ và thận trọng. Bài viết này nghiên cứu nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế; kinh nghiệm xử lý nợ xấu bằng kỹ thuật CKH của một số quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc; từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam: hình thành và hoàn thiện khung pháp lý cho CKH và CKH nợ xấu, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về CKH, phát triển các định chế xếp hạng tín nhiệm (XHTN) và thúc đẩy thị trường nợ, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa. Từ khóa: Nợ xấu, chứng khoán hóa, thị trường nợ ABTRACT Securitization is a financial solution which can bring many benefits (including solving Non-Performing Loans (NPL)), and an inevitable trend in international economic integration. Securitization can leave many important problems unresolved unless it is managed closely and carefully. This article researches on Vietnamese efforts in NPL processing in the economy, NPL securitization experiences of some countries such as Korea, Japan and China. Since, some recommendations to the Vietnamese Government such as forming and perfecting legal frame of securitization, especially NPL securitization, government management of securitization, developing rating institutions, and durable developing enterprise bond and bonds market are proposed. Keywords: Non-performing loans, securitization, debt instrument market 1. Đặt vấn đề Trong hơn thập kỷ qua nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, song nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung thường xuyên tăng cao do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là những ảnh hưởng bất lợi do môi trường kinh tế nhiều bất ổn. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế, trong đó có chủ trương sẽ vận dụng biện pháp CKH nợ xấu. Song CKH là một trong những sáng tạo tài chính, là kỹ thuật tài chính cao cấp; CKH và CKH nợ xấu nếu muốn vận dụng thành công đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải chủ động nhanh chóng tạo lập những điều kiện tiền đề cần thiết. Kinh nghiệm của một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc v.v… đáng để Việt Nam tham khảo vận dụng trong quá trình này. Bài viết này nghiên cứu tóm lượt những nỗ lực của Chính phủ trong vấn đề xử lý nợ xấu, kinh nghiệm CKH nợ xấu của một số quốc gia; qua đó đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam để có thể vận dụng thành công kỹ thuật CKH trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế. 15 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 2. Nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu ở Việt Nam thời gian qua Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu vào những năm 1997-1998 và 2008-2010 để lại nhiều hệ lụy đối với kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế của từng quốc gia. Việt Nam cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái đó. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao do sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp nhiều khó khăn nên người vay suy giảm khả năng trả nợ. Từ năm 2011 ở nhiều ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, thanh khoản yếu kém, tăng trưởng tín dụng hạn chế, mức độ sinh lợi giảm thấp; tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng lên đến 17,21% vào cuối quý 3 năm 2013. Ngày 18/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC), ngày 31/05/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 843 /QĐ-TTg ngày 31/05/2013 về việc phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống cácTCTD” và đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”. Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg, ngày 27/06/2013, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 1459/QĐ-NHNN thành lập VAMC, nhằm xử lý nợ xấu của nền kinh tế, mà chủ yếu là của các ngân hàng. Ngày 21/06/2017 Quốc hội Việt Nam tiếp tục ban hành Nghị quyết 42 về “Thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD”, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu quyết liệt hơn. Bên cạnh nỗ lực của từng ngân hàng cố gắng xử lý nợ xấu của chính mình: đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), bán nợ; VAMC đã thực hiện xử lý nợ xấu qua nhiều biện pháp: bán nợ, bán TSBĐ, cơ cấu lại nợ: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất vay, miễn giảm lãi và phí vay; nhưng chủ yếu là biện pháp mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). VAMC mua nợ bằng TPĐB tăng dần trong các năm 2013-2015 và giảm dần qua các năm sau đó; năm 2015 là 100,4 ngàn tỷ đồng, đến năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 31,8; 79,7; 60,3 và 40,6 ngàn tỷ đồng v.v…(5). Những nỗ lực nói trên đã làm giảm dần áp lực nợ xấu; tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng từ 3,79% cuối năm 2013 giảm dần còn 1,63% vào cuối năm 2019. Song đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020 đến nay đã làm cho SXKD đình đốn, nhiều khách hàng vay cạn kiệt tài chính, nợ xấu lại tăng cao. NHNN Việt Nam đã ban hành các Thông tư 01/2020, Thông tư 03/2021 và Thông tư 14/2021 “Quy định về việc các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chứng khoán hóa nợ xấu Xử lý nợ xấu Quản lý chứng khoán hóa Thị trường nợ xấu Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Quản lý rủi ro tín dụngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 955 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 566 12 0 -
12 trang 328 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 284 0 0 -
Ứng dụng mô hình kết hợp ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-Index
5 trang 272 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 266 0 0 -
Giáo trình Luật Chứng khoán: Phần 2 - TS. Nguyễn Văn Tuyến (chủ biên)
98 trang 241 0 0 -
9 trang 220 0 0
-
13 trang 215 0 0
-
Nhiều công ty chứng khoán ngược dòng suy thoái
6 trang 205 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0