Bài thuốc từ cây ba kích
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 198.32 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ba kích còn gọi là ba kích thiên, dây ruột gà. Tên khoa học: Morinda officinalis How., họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích là cây thuốc phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc từ cây ba kích Bài thuốc từ cây ba kích Ba kích còn gọi là ba kích thiên, dây ruột gà. Tên khoa học: Morinda officinalis How., họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích là cây thuốc phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang...). Bộ phận dùng: là rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích thiên. Khi sử dụng, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao qua. vị thuốc ba kích Theo Đông y, ba kích vị cay ngọt, tính ôn; vào kinh can thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, đau bụng do hư hàn lãnh thống, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện không kìm (di niệu bất cấm), phong hàn thấp tý. Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng ba kích Trường hợp thận hư, liệt dương, nam giới xuất tinh sớm, phụ nữ dương hư không có thai. Bài 1: Hoàn ba kích thiên: ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị thận hư, đau lưng, hoạt tinh. Bài 2: ba kích 12g, đảng sâm 12g, phúc bồn tử 12g, thỏ ty tử 12g, sơn dược 24g, thần khúc 12g. Tán thành bột, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, nữ giới dương hư không có thai. Bài 3: ba kích 15g, thục địa 15g, sơn thù 12g, kim anh 12g. Sắc uống. Trị thận hư, di tinh, nam giới liệt dương. Trường hợp gân cốt mềm yếu, lưng và đầu gối đau buốt. Bài 1: Hoàn kim cương: ba kích 50g, tỳ giải 50g, nhục thung dung 50g, đỗ trọng 50g, thỏ ty tử 50g, lộc thai 1 bộ. Tán thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Bài 2: Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất sống 30g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày, bỏ bã, uống với nước nóng, mỗi lần 30 - 60ml. Không được uống say. Dùng cho các trường hợp liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân. Bài 3: Rượu dương hoắc huyết đằng ba kích: dâm dương hoắc 40 - 60g, kê huyết đằng 40 - 60g, ba kích 40 - 60g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm sau 7 ngày. Dùng mỗi lần 20 - 30ml, ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp thận hư, phong thấp có các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối. Dùng cho các trường hợp muốn cai rượu: ba kích 15g, đại hoàng chế với rượu 30g. Ba kích thái lát, sao với gạo nếp cho đến khi gạo cháy đen, bỏ gạo cháy, lấy ba kích tán thành bột mịn trộn với bột mịn đại hoàng (hoặc tán cả 2 thứ cùng lúc). Mỗi lần lấy 3g bột uống với nước đường hoặc mật. Mỗi ngày 1 lần. Liều dùng: 12g đến 20g. Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, đại tiện táo kết đều không được dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc từ cây ba kích Bài thuốc từ cây ba kích Ba kích còn gọi là ba kích thiên, dây ruột gà. Tên khoa học: Morinda officinalis How., họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích là cây thuốc phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang...). Bộ phận dùng: là rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích thiên. Khi sử dụng, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao qua. vị thuốc ba kích Theo Đông y, ba kích vị cay ngọt, tính ôn; vào kinh can thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, đau bụng do hư hàn lãnh thống, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện không kìm (di niệu bất cấm), phong hàn thấp tý. Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng ba kích Trường hợp thận hư, liệt dương, nam giới xuất tinh sớm, phụ nữ dương hư không có thai. Bài 1: Hoàn ba kích thiên: ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị thận hư, đau lưng, hoạt tinh. Bài 2: ba kích 12g, đảng sâm 12g, phúc bồn tử 12g, thỏ ty tử 12g, sơn dược 24g, thần khúc 12g. Tán thành bột, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, nữ giới dương hư không có thai. Bài 3: ba kích 15g, thục địa 15g, sơn thù 12g, kim anh 12g. Sắc uống. Trị thận hư, di tinh, nam giới liệt dương. Trường hợp gân cốt mềm yếu, lưng và đầu gối đau buốt. Bài 1: Hoàn kim cương: ba kích 50g, tỳ giải 50g, nhục thung dung 50g, đỗ trọng 50g, thỏ ty tử 50g, lộc thai 1 bộ. Tán thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Bài 2: Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất sống 30g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày, bỏ bã, uống với nước nóng, mỗi lần 30 - 60ml. Không được uống say. Dùng cho các trường hợp liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân. Bài 3: Rượu dương hoắc huyết đằng ba kích: dâm dương hoắc 40 - 60g, kê huyết đằng 40 - 60g, ba kích 40 - 60g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm sau 7 ngày. Dùng mỗi lần 20 - 30ml, ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp thận hư, phong thấp có các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối. Dùng cho các trường hợp muốn cai rượu: ba kích 15g, đại hoàng chế với rượu 30g. Ba kích thái lát, sao với gạo nếp cho đến khi gạo cháy đen, bỏ gạo cháy, lấy ba kích tán thành bột mịn trộn với bột mịn đại hoàng (hoặc tán cả 2 thứ cùng lúc). Mỗi lần lấy 3g bột uống với nước đường hoặc mật. Mỗi ngày 1 lần. Liều dùng: 12g đến 20g. Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, đại tiện táo kết đều không được dùng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc chữa bệnh gout mẹo chăm sóc sức khỏe kiến thức y học kiến thức y khoa bài thuốc quýGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 143 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 120 0 0 -
4 trang 99 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 96 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 74 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 43 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 40 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 38 0 0