Danh mục

Bài tiểu luận: Hiện tượng mao dẫn

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 759.70 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận "Hiện tượng mao dẫn" với nội dung trình bày gồm hai phần: phần đầu giới thiệu về hiện tượng mao dẫn và phần hai quan trọng nhất nêu lên một số ứng dụng của hiện tượng mao dẫn, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về hiện tượng mao dẫn, nó có đặc điểm gì, ứng dụng ra sao? Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Hiện tượng mao dẫn TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ- LỚP LÝ 2B ______________.._____________ BÀI TIỂU LUẬN: HIỆN TƯỢNG MAO DẪN Giảng viên : Nguyễn Thanh Loan Sinh viên: Đặng Thị Hồng Loan K40.102.041 Nguyễn Thị Diễm Trang K40.102.091 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2 B. NỘI DUNG ................................................................................................... 3 I. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN ................................................................................. 3 I.1 QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG .....................................................................................3 I.2 ĐỊNH NGHĨA ...........................................................................................................4 I.3 GIẢI THÍCH ..............................................................................................................4 I.4 TÍNH ĐỘ CHÊNH LỆCH CỦA MỰC CHẤT LỎNG DO MAO DẪN ..................5 II. MỘT SỐ VÍ DỤ VÀ ỨNG DỤNG VỀ HIỆN TƯỢNG MAO DẪN ................ 6 II.1 GIẤY THẤM, GẠCH THẤM, SỢI VẢI,................................................................6 II.2 ỨNG DỤNG LÀM ĐÈN DẦU ................................................................................7 II.3 ỨNG DỤNG LÀM BÚT MÁY ...............................................................................8 II.4 SỰ HÚT NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CÂY- HOA NHUỘM MÀUPHƯƠNG PHÁP TRỒNG THỦY CANH .....................................................................9 II.5 NƯỚC MẮT, HIỆN TƯỢNG Ù TAI, HIỆN TƯỢNG MÁU “SÔI” ....................10 II.6 TRONG NÔNG NGHIỆP ......................................................................................11 II.7 TRONG Y HỌC .....................................................................................................12 II.8 TRONG THỦY VĂN ............................................................................................13 II.9 TRONG XÂY DỰNG ............................................................................................14 C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 16 1 Hiện tượng mao dẫn LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết Vật Lý là một môn khoa học vô cùng lí thú. Các hiện tượng vật lý dường như xuất hiện và được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống chúng ta. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao vốn tri thức, tầm hiểu biết về thế giới xung quanh và con người thông qua các bài học, giờ thực hành,..Học Vật Lý là để hiểu, để giải thích được các vấn đề của tự nhiên, của cuộc sống thông qua việc tìm hiểu các thuyết, các định luật chi phối quy luật tự nhiên, đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo các ứng dụng phục vụ đời sống con người. Nó như một thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống .Có người biết rồi và cũng có người chưa biết biết thêm sẽ thấy thế giới kì diệu hơn..Có lẽ trong đời sống chúng ta đều gặp rất nhiều hiện tượng thú vị, tưởng chừng đơn giản nhưng thật không đơn giản chút nào. Đặt ra câu hỏi và tìm lời giải đáp không phải chỉ là để thỏa mãn tính hiếu kì mà còn có nhiều ý nghĩa. Mặc dù nhiều điều rất đỗi bình thường xung quanh chúng ta nhưng ngẫm nghĩ lại rất kì lạ và không thể nào giải thích rõ bằng kiến thức bình thường. Thế nhưng Vật lý lại có thể giúp ta giải thích, hiểu sâu và rõ hơn những thắc mắc đó. Có bao giờ ta tự hỏi: Nước thì luôn chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp. Vậy tại sao rễ cây lại có thể hút nước và chất dinh dưỡng từ dưới đất sâu nuôi sống cây? Và có bao giờ bạn nghe nói gì về hoạt động mao dẫn? Hay bạn chỉ được học với những lí thuyết suông với suy nghĩ đó đơn giản chỉ là một hiện tượng nhỏ trong vô vàn những hiện tượng vật lý mà không có chút ấn tượng gì về hiện tượng này trong thực tế. Và nếu đó là sự thật thì sẽ thật vô nghĩa khi những kiến thức vật lý lại bị xem là những kiến thức trừu tượng, xa rời cuộc sống. Có rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy trong đời sống hằng ngày, nếu ta không chú ý thì không sao nhưng nếu tò mò muốn tìm cách giải đáp thì thật không đơn giản.Và tất cả câu hỏi về các hiện tượng trên do đâu mà có? Vâng, tất cả đều nhờ vào hiện tượng mao dẫn- một hiện tượng rất phổ biến trong lĩnh vực Nhiệt học. Chắc hẳn mọi người đều hiểu khái niệm nhưng có mấy ai hiểu rõ về sự hiện diện của hiện tượng này trong thực tế . Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về hiện tượng mao dẫn, nó có đặc điểm gì, ứng dụng ra sao, chúng em sẽ trình bày về “ Hiện tượng mao dẫn”. Bài tiểu luận gồm hai phần:phần đầu giới thiệu về hiện tượng mao dẫn và phần hai quan trọng nhất nêu lên một số ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.Có thể bài tiểu luận này chỉ giúp ta hiểu một mảng nhỏ của Vật Lý nhưng có lẽ đây cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn. 2 Hiện tượng mao dẫn NỘI DUNG I. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN I.1 QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG Thí nghiệm 1: Ta lấy ống thủy tinh hở hai đầu có đường kính trong nhỏ nhúng thẳng đứng vào một chậu nước và quan sát hiện tượng xảy ra. Ta nhận thấy mực nước trong ống dâng lên và cao hơn mực nước ở chậu. Nhưng tại sao lại như vậy bởi ta luôn nghĩ rằng mực nước trong ống và chậu phải ngang nhau theo nguyên tắc bình thông nhau. Nếu ta thay nước bằng một loại chất lỏng khác thì sao, mực nước trong ống có tiếp tục dâng cao không? (Hình 1a) Thí nghiệm 2: Bây giờ ta sẽ tiếp tục làm thí nghiệm với thủy ngân và thấy rằng mực thủy ngân trong ống có sự thay đổi, chúng không dâng cao nữa mà lại hạ xuống (Hình 1b) Thí nghiệm 3: Ta tiếp tục làm thí nghiệm khác để quan sát độ dâng lên hay hạ xuống của các chất lỏng đó. Nhúng các ống có đường kính trong khác nhau vào cùng một loại chất lỏng và kết quả là độ chênh lệch mực chất l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: