Danh mục

Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 1Miền bắc bán đảo Ả Rập, dọc theo bờ Địa Trung Hải, từ sông Nil tới Syrie rồi vòng qua lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate là nơi phát tích của hai nền văn minh cổ nhất thế giới: nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Mésopotamie; cũng lại là nơi phát tích của hai Tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới nhân loại: Do Thái giáo và Ki Tô giáo; còn giữa bán đảo là âm phát tích của một nền văn minh thời Trung cổ, văn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 1 Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 1 Miền bắc bán đảo Ả Rập, dọc theo bờ Địa Trung Hải, từ sông Nil tới Syrie rồivòng qua lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate là nơi phát tích của hai nền vănminh cổ nhất thế giới: nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Mésopotamie;cũng lại là nơi phát tích của hai Tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới nhân loại: Do Tháigiáo và Ki Tô giáo; còn giữa bán đảo là âm phát tích của một nền văn minh thờiTrung cổ, văn minh Ả Rập, và của một Tôn giáo thứ ba: Hồi giáo. Văn minh cổ Ai Cập Phát sớm nhất là nền văn minh cổ Ai Cập. Chúng ta chưa rõ gốc tích dân tộc Ai Cập, chỉ biết từ hồi tiền sử họ ở sa mạcphía Tây (tức miền Bắc Phi: Libye, Somalie...), di cư tới bờ sông Nil, thấy đất cátphì nhiêu, bèn cắm trại cất chòi. Nhưng rồi có lẽ cách đây 7.000 năm, đã có một sốdân tộc châu Á: Sémitique hay Suméro Indou tới xâm chiếm lần lần thượng lưusông Nil. Những dân tộc này văn minh hơn, có chữ viết, biết nấu đồng, tổ chức giađình, xã hội, đồng hóa thổ dân còn dã man chỉ biết dùng đồ đá, và khoảng 4.000năm TCN, sự đồng hóa đã hoàn thành, mà dân tộc Ai Cập xuất hiện trên lịch sửthế giới. Mới đầu dân tộc đó chia làm nhiều tiểu bang rồi một vị anh hùng thống nhất cáctiểu bang, lên ngôi vua (khoảng 3.200 TCN), tức vua Ménès, lập đô ở Memphis,trên hạ lưu sông Nil. Các vua sau lo mở mang, bình trị đất đai, xây dựng các kimtự tháp, được coi là một trong những kỳ quan của thế giới. Kim tự tháp cao nhấtcất trong đời vua Kheops, khoảng 2.800 TCN. Độ một ngàn năm sau, một dân tộc du mục ở phương Đông từ sa mạc vào xâmchiếm đất đai họ trong một thế kỷ, tức dân tộc Hyksos. Họ gắng sức đuổi quân th ùđi, phục hưng lên, mạnh hơn trước: các vua Thoutmès III, Ramsès II (1.300 TCN)đều là những vị anh hùng (kinh đô hồi đó ở Thèbes) mở mang bờ cõi tới Palestine,Syrie, lại thắng được dân tộc Hittite, lúc đó có một đế quốc rộng ở Tiểu Á. Ai Cập thời đó hùng cường và văn minh nhất thế giới. Các đền đài đồ sộ đượcdựng lên, như đền Louqsor và Karnack. Họ theo đa thần giáo cũng như các dân tộc khác, thờ đủ các thứ thần: thầnThiện, thần Ác, thần Bò, thần Cá Sấu, thần Sông Nil, thần Mặt Trời. Họ tin rằnglinh hồn bất diệt, nhưng cần có xác để làm chỗ dựa, nên họ ướp xác rồi mới đặtvào quan tài, chôn cất. Các kim tự tháp chính là những lăng tẩm vĩ đại chứa xáccác vua chúa mà họ gọi là Pharaon. Trên 4.000 năm trước, họ đã biết dùng thuyền buồm, bánh xe, nấu thủy tinh,chạm đồ đồng, dệt vải mịn, biết đào kinh dẫn nước; kinh có danh nhất là kinh nốiHồng Hải với một nhánh sông Nil, làm cho Hồng Hải thông với Địa Trung Hải(thế kỷ thứ 7 TCN.). Sau kinh đó bị cát lấp vì trong thời họ suy vi, không có ai sănsóc. Ferdinand de Lesseps đào kênh Suez (hoàn thành năm 1869, t ới nay đúng mộtthế kỷ) là muốn làm lại công việc của người Ai Cập hai ngàn năm trước. Khoa học của họ đã đạt một sức khá cao: họ làm được một thứ lịch gần đúng,chế ra một thứ giấy rất bền bằng vỏ cây papyrus, tính đ ược con số p = 3,16, tạođược một thứ chữ viết dùng 24 chữ cái để ghi âm. Còn công trình kiến trúc của họthì quán tuyệt cổ kim, chúng tôi khỏi phải nhắc tới. Thịnh cực thì bắt đầu suy. Dân chúng sinh ra lười biếng, không muốn đi lính,lính trong nước đều là người ngoại quốc đánh thuê. Vua chúa sống một đời cực kỳủy mị, xa xỉ. Mới đầu bị Ba Tư xâm chiếm; người Ba Tư lập nhiều đồn trên khắp lưu vựcsông Nil, từ Địa Trung Hải tới Assouan. Ai Cập chịu nhiều nỗi điêu đứng, mấy lầnnổi lên, mất hai thế kỷ mới đuổi được họ đi, nhờ những lính đánh thuê gốc Liby vàHy Lạp. Vì vậy mà khi Alexandre đại đế (thế kỷ thứ 4 TCN.) chiếm được Ba Tư, rồiSyrie, Palestine, tới bờ sông Nil thì dân chúng Ai Cập hoan hô ông như một vị ânnhân giải thoát cho họ, coi ông như một vị Pharaon chính thống. Hy Lạp đô hộ AiCập ba thế kỷ. Họ đi thì La Mã tới. Nữ hoàng Cleopatre, xinh đẹp tuyệt trần, muốn dùng làn sóng khuynh thành đểcứu quốc, thắng được vị anh hùng La Mã là César, nhưng rồi không lay chuyểnđược Auguste và phải tự tử để khỏi bị nhục. Từ đó, trong non 2.000 năm, Ai Cập không lúc nào được tự chủ. Hết La Mã, tớiByzance. Ki Tô giáo lần lần lan vào lưu vực sông Nil. Rồi lại bị Ba Tư xâm chiếmmột lần nữa (đầu thế kỷ thứ 7 SCN.). Ba Tư này chỉ chiếm được mươi năm, nhưngtàn phá, vơ vét dữ dội; Byzance mới đuổi họ đi được thì quân đội Ả Rập do tướngAmrou Ibn El As chỉ huy (dưới trào vua Ả Rập Omar) quét sạch ảnh hưởng cảByzance mà làm chủ Ai Cập. Ai Cập mất nước mà mất luôn cả văn tự, điều đó đáng buồn mà không đáng lạ.Chữ cổ Ai Cập rất dễ học (vì ghi âm chứ không biểu ý như chữ Trung Hoa, chỉdùng có 24 chữ cái) nhưng không được truyền bá trong dân gian, chỉ một số rất ítngười được học, và sau khi người La Mã lại xâm chiếm, ở đầu kỷ nguyên, thì vịgiáo sỹ Ai Cập cuối cùng biết chữ đã chết mà khắp nước không ai đọc được sách ...

Tài liệu được xem nhiều: