Bán hàng thành công thời khủng hoảng kinh tế
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 137.72 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khi nền kinh tế xuống dốc trầm trọng hơn và cạnh tranh trở nên gay gắt hơn là lúc doanh nghiệp càng phải làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt hẳn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bán hàng thành công thời khủng hoảng kinh tế Bán hàng thành công thời khủng hoảng kinh tế Khi nền kinh tế xuống dốc trầm trọng hơn và cạnh tranh trở nên gay gắt hơn là lúc doanh nghiệp càng phải làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt hẳn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp bán hàng thành công luôn biết tìm cơ hội trong khủng hoảng để tăng doanh số. Dưới đây là một số ý tưởng giúp các doanh nghiệp bán hàng thành công khi nền kinh tế gặp khó khăn. Đặt ra các chi tiêu thực tế và lên kế hoạch hành động Khi nền kinh tế khó khăn, đừng nên cố gắng theo đuổi chiến lược kinh doanh cũ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để nhìn lại thị trường mục tiêu và đánh giá lại quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và tìm hiểu xem nhu cầu của khách hàng đã thay đổi như thế nào do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế. Một khi đã hiểu được những điều cơ bản này, doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu thực tế hơn và có kế hoạch hành động thích hợp. Đầu tư cho đào tạo Khi thị trường đi xuống là lúc doanh nghiệp phải cạnh tranh với những doanh nghiệp tốt nhất và sáng giá nhất. Để dẫn đầu trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm. Việc đầu tư cho đào tạo lúc này xem ra có vẻ không thực tế, nhưng thật sự đó là việc cần thiết. Đừng ngần ngại cập nhật cho khách hàng những thông tin, kiến thức mà mình có được từ quá trình đào tạo. Khách hàng sẽ rất có ấn tượng về những nỗ lực này của doanh nghiệp. Tạo dựng quan hệ một cách có chiến lược Tạo dựng quan hệ (networking) có thể trở thành một công cụ rất hữu hiệu để phát triển kinh doanh. Không phải mối quan hệ nào cũng đem đến cho doanh nghiệp doanh thu và lợi nhuận nên doanh nghiệp cần tổ chức hoặc tham dự các sự kiện một cách có chọn lọc nhằm tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và có được những khách hàng tiềm năng nhất. Đừng quên liên lạc lại với khách hàng sau mỗi lần tổ chức hoặc tham dự sự kiện. Đừng đợi khách hàng liên lạc với mình Các doanh nghiệp thường bị mất khách hàng do các nhân viên bán hàng không dành thời gian để liên lạc với khách hàng sau giao dịch bán hàng lần đầu. Việc giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được lòng tin và mối quan hệ lâu dài với họ. Doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên cho khách hàng các thông tin về sản phẩm mới và các tài liệu tiếp thị. Điều quan trọng hơn là phải nắm bắt được các xu hướng mới trong nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng. Bằng cách lắng nghe khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội bán hàng mới và bán chéo. Nhờ khách hàng hiện đại giới thiệu khách hàng mới Khách hàng hiện tại thường hiếm khi giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp nếu họ không được đề nghị làm điều này. Các nhân viên bán hàng thường tỏ ra e dè khi nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới, cứ chờ cho đến khi quan hệ với khách hàng hiện tại thật tốt mới dám ngỏ lời. Hãy nhớ rằng hoàn toàn có thể nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới khi họ đang ở trong trạng thái hưng phấn sau khi mua hàng và cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về món hàng họ mua được. Đừng vội nản chí nếu khách hàng mới được giới thiệu chưa có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Rất có thể họ sẽ có nhu cầu trong tương lai hoặc biết người khác có nhu cầu và giới thiệu cho doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bán hàng thành công thời khủng hoảng kinh tế Bán hàng thành công thời khủng hoảng kinh tế Khi nền kinh tế xuống dốc trầm trọng hơn và cạnh tranh trở nên gay gắt hơn là lúc doanh nghiệp càng phải làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt hẳn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp bán hàng thành công luôn biết tìm cơ hội trong khủng hoảng để tăng doanh số. Dưới đây là một số ý tưởng giúp các doanh nghiệp bán hàng thành công khi nền kinh tế gặp khó khăn. Đặt ra các chi tiêu thực tế và lên kế hoạch hành động Khi nền kinh tế khó khăn, đừng nên cố gắng theo đuổi chiến lược kinh doanh cũ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để nhìn lại thị trường mục tiêu và đánh giá lại quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và tìm hiểu xem nhu cầu của khách hàng đã thay đổi như thế nào do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế. Một khi đã hiểu được những điều cơ bản này, doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu thực tế hơn và có kế hoạch hành động thích hợp. Đầu tư cho đào tạo Khi thị trường đi xuống là lúc doanh nghiệp phải cạnh tranh với những doanh nghiệp tốt nhất và sáng giá nhất. Để dẫn đầu trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm. Việc đầu tư cho đào tạo lúc này xem ra có vẻ không thực tế, nhưng thật sự đó là việc cần thiết. Đừng ngần ngại cập nhật cho khách hàng những thông tin, kiến thức mà mình có được từ quá trình đào tạo. Khách hàng sẽ rất có ấn tượng về những nỗ lực này của doanh nghiệp. Tạo dựng quan hệ một cách có chiến lược Tạo dựng quan hệ (networking) có thể trở thành một công cụ rất hữu hiệu để phát triển kinh doanh. Không phải mối quan hệ nào cũng đem đến cho doanh nghiệp doanh thu và lợi nhuận nên doanh nghiệp cần tổ chức hoặc tham dự các sự kiện một cách có chọn lọc nhằm tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và có được những khách hàng tiềm năng nhất. Đừng quên liên lạc lại với khách hàng sau mỗi lần tổ chức hoặc tham dự sự kiện. Đừng đợi khách hàng liên lạc với mình Các doanh nghiệp thường bị mất khách hàng do các nhân viên bán hàng không dành thời gian để liên lạc với khách hàng sau giao dịch bán hàng lần đầu. Việc giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được lòng tin và mối quan hệ lâu dài với họ. Doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên cho khách hàng các thông tin về sản phẩm mới và các tài liệu tiếp thị. Điều quan trọng hơn là phải nắm bắt được các xu hướng mới trong nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng. Bằng cách lắng nghe khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội bán hàng mới và bán chéo. Nhờ khách hàng hiện đại giới thiệu khách hàng mới Khách hàng hiện tại thường hiếm khi giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp nếu họ không được đề nghị làm điều này. Các nhân viên bán hàng thường tỏ ra e dè khi nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới, cứ chờ cho đến khi quan hệ với khách hàng hiện tại thật tốt mới dám ngỏ lời. Hãy nhớ rằng hoàn toàn có thể nhờ khách hàng hiện tại giới thiệu khách hàng mới khi họ đang ở trong trạng thái hưng phấn sau khi mua hàng và cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về món hàng họ mua được. Đừng vội nản chí nếu khách hàng mới được giới thiệu chưa có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Rất có thể họ sẽ có nhu cầu trong tương lai hoặc biết người khác có nhu cầu và giới thiệu cho doanh nghiệp.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ năng kinh doanh kiến thức bán hàng chiến lược bán hàng kĩ năng bán hàng bí quyết bán hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 538 0 0
-
Một số kỹ năng giao tiếp với khách hàng
3 trang 267 0 0 -
KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
75 trang 237 1 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 217 0 0 -
KẾ HOẠCH CHÀO HÀNG SỮA ANLENE - PHẦN 2
6 trang 136 0 0 -
Tổng quan về thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
5 trang 133 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh trong tổ chức sự kiện
4 trang 130 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 128 0 0 -
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HAY NHẤT ĐỂ THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG - PHẦN 5
4 trang 119 0 0