Danh mục

Bàn luận về cách viết một bài báo khoa học

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.19 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần Bàn luận (Discussion) là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Chúng ta đã biết rằng phần Dẫn nhập trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này”; phần Phương pháp trả lời câu hỏi “Đã làm gì và làm ra sao”; phần Kết quả là nhằm trả lời câu hỏi “Đã phát hiện những gì”; và phần Bàn luận tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”? Trong bài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn luận về cách viết một bài báo khoa học Bàn luận về cách viết một bài báo khoa học Phần Bàn luận (Discussion) là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu. Chúng ta đã biết rằng phần Dẫn nhập trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này”; phần Phương pháp trả lời câu hỏi “Đã làm gì và làm ra sao”; phần Kết quả là nhằm trả lời câu hỏi “Đã phát hiện những gì”; và phần Bàn luận tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”? Trong bài báo khoa học, phần Bản luận là phần khó viết nhất. Các nghiên cứu sinh khi mới bắt đầu viết thường lúng túng không biết bắt đầu như thế nào, mà đọc những bài báo trong y văn thì cũng không nắm được nội dung và cấu trúc ra sao. Ngay cả nhiều giáo sư có kinh nghiệm cũng có khi cảm thấy khó khăn khi viết phần Bàn luận, vì họ không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào, và viết như thế nào cho thuyết phục. Một trong những khó khăn lớn nhất là phần Bàn luận không có một cấu trúc cụ thể nào. Thật vậy, trong khi phần Phương pháp và Kết quả còn có cấu trúc, còn phần Bàn luận thì tác giả có thể viết bất cứ gì mình thích (nhưng người đọc có thích hay không là chuyện khác!) Tuy không có qui định cấu trúc cụ thể, nhưng chúng ta có thể học từ bài báo hay để đi đến một qui luật. Kinh nghiệm của tôi cho thấy những bài báo hay thường viết phần bàn luận theo cấu trúc 6 điểm sau đây: (a) tóm lược giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên; (b) so sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước; (c) giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; (d) khái quát hóa và ý nghĩa của kết quả; (e) bàn qua những ưu điểm và khuyết điểm của công trình nghiên cứu; và (f) và sau cùng là một kết luận sao cho người đọc có thể lĩnh hội được một cách dễ dàng. Trong phần thảo luận, tác giả phải giải thích, hay đề nghị một mô hình giải thích, tại sao những dữ kiện thu thập được có xu hướng đã quan sát trong cuộc nghiên cứu. Nếu không giải thích được thì nhà nghiên cứu phải thành thật nói y như thế: không biết. Tác giả còn phải so sánh với kết quả của những nghiên cứu trước và giải thích tại sao chúng (những kết quả) khác nhau, hay tại sao chúng lại giống nhau, và ý nghĩa của chúng là gì. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn phải có trách nhiệm tự mình vạch ra những thiếu sót, những trắc trở, khó khăn trong cuộc nghiên cứu, cùng những ưu điểm của cuộc nghiên cứu, cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục hay những đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. Sơ đồ 2 sau đây có thể dùng để làm dàn bài để viết phần thảo luận. Sơ đồ cho phần thảo luận Câu hỏi cần phải trả lời Nội dung Phát hiện chính là gì? Phát biểu những phát hiện chính; đặt những phát hiện này vào bối cảnh của các nghiên cứu trước đây. Kết quả có nhất quán Giải thích tại sao không nhất quán. Có phải do vấn đề địa phương, (consistent) với nghiên cứu bệnh nhân, chẩn đoán, đo lường, phân tích, v.v… Phải suy nghĩ và trước? giải thích. Giải thích tại sao có kết quả Đây là đoạn văn khó nhất, vì tác giả phải suy nghĩ, vận dụng kiến như trong nghiên cứu, mối liên thức hiện hành, và tìm mô hình để giải thích kết quả nghiên cứu hệ đó có phù hợp với giả của mình. Nếu kết quả là một mối tương quan (như gien và bệnh), thuyết? phải thuyết phục người đọc rằng mối tương quan này không phải ngẫu nhiên, mà có cơ chế sinh học. Bàn về cơ chế của mối liên hệ một cách thuyết phục bằng cách sử dụng các nghiên cứu trước hay đề ra giả thuyết mới. Ý nghĩa của kết quả nghiên Đây là phần “generalization”, khái quát hóa. Đặt kết quả của cứu là gì? nghiên cứu vào bối cảnh lớn hơn, và so sánh với các nghiên cứu trước đây. Suy luận về cơ chế (nhưng không nên quá lời hay quá xa xỉ trong khi suy luận, mà phải nằm trong khuôn khổ của dữ kiện thật). Phát hiện đó có khả năng sai Xem xét những yếu tố sau đây: thiếu khách quan trong đo lường lầm không? Điểm mạnh và và thu thập số liệu? Số lượng đối tượng ít? Cách chọn mẫu có vấn khiếm khuyết của nghiên cứu đề? Các yếu tố khác chưa xem xét đến? Phân tích chưa đầy đủ? là gì? Chưa điều chỉnh cho các yếu tố phụ? V.v… Kết luận có phù hợp với dữ Kết luận phải rõ ràng, nhưng không nên đi ra ngoài khuôn khổ của kiện hay không? dữ kiện. Chẳng hạn như nếu kết quả cho thấy hút thuốc lá làm tăng ung thư phổi, tác giả không nên kết luận rằng ngưng hút thuốc lá sẽ giảm ung thư phổi. 1. Mở đầu phần bàn luận bằng cách tóm tắt bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu và phát hiện chính của nghiên cứu. Đây thực chất là một đoạn ...

Tài liệu được xem nhiều: