Danh mục

Nghiên cứu, trao đổi một số vấn đề về phương pháp trình bày một công trình nghiên cứu khoa học, đăng ký đề tài Nafosted và công bố bài báo quốc tế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.59 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu phương pháp trình bày một bài báo khoa học, những thông tin quan trọng về phân loại ISI/SCOPUS và quy trình đăng ký một đề tài nghiên cứu khoa học Nafosted nhằm giúp các giảng viên của trường Đại học Thủ đô Hà Nội có những định hướng nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong hiện tại, từng bước nâng cao chất lượng công bố các bài báo khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu, trao đổi một số vấn đề về phương pháp trình bày một công trình nghiên cứu khoa học, đăng ký đề tài Nafosted và công bố bài báo quốc tế TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 185 NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NAFOSTED VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO QUỐC TẾ Nguyễn Vũ Nhân, Nguyễn Quang Minh Tô Hồng Đức, Nguyễn Phú Quang Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trình bày một kết quả nghiên cứu khoa học mới hay một công trình khoa học dưới dạng một bài báo khoa học ở trong nước hay quốc tế là một công việc khoa học đòi hỏi các tác giả (Giảng viên, nhà khoa học) phải làm việc nghiêm túc, có trình độ chuyên môn và có sự hiểu biết nhất định. Đặc biệt, việc công bố trên các tạp chí quốc tế trong phân loại ISI/SCOPUS và hơn nữa trong nhóm Q1-Q4 là rất khắt khe và rất nghiêm ngặt. Các công bố trên các tạp chí này không những cho phép đánh giá chỉ số uy tín khoa học của tác giả (H-Index) mà còn là một điều kiện tiên quyết để các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học được các tổ chức khoa học quốc tế đánh giá, xếp loại hàng năm. Do đó, trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu phương pháp trình bày một bài báo khoa học, những thông tin quan trọng về phân loại ISI/SCOPUS và quy trình đăng ký một đề tài nghiên cứu khoa học Nafosted nhằm giúp các giảng viên của trường Đại học Thủ đô Hà Nội có những định hướng nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong hiện tại, từng bước nâng cao chất lượng công bố các bài báo khoa học cấp quốc gia và quốc tế. Từ khóa: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nafosted, ISI/Scopus Nhận bài ngày 15.11.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.12.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Vũ Nhân; Email: nvnhan@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Trên thế giới hiện nay có rất nhiều Tạp chí Khoa học, chỉ tính số tạp chí theo phân loại của ISI đã có hơn 10.200 và hơn 30.000 theo phân loại của SCOPUS) [1]. Do vậy, việc lựa chọn bài báo của một tạp chí nào đó để người nghiên cứu thực hiện tổng quan và định hướng nghiên cứu (kế thừa, phát triển) cũng như công bố kết quả nghiên cứu của mình dưới dạng bài báo khoa học luôn gặp phải những khó khăn. Tuy nhiên điều này lại rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tổng quan tình hình nghiên cứu khoa học trên thế giới và độ tin cậy của các phương pháp vận dụng khi lựa chọn trích dẫn, kế thừa trong mỗi nghiên cứu của mình. 186 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Chất lượng của các Tạp chí chủ yếu được đánh giá dựa trên qui trình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các bài báo đăng trên Tạp chí đó thông qua chỉ số ảnh hưởng (chỉ số IF, H-Index…). Các chỉ số khoa học công bố được các Tổ chức xếp hạng đại học sử dụng để đánh giá số lượng, chất lượng nghiên cứu khoa học và xếp hạng các trường đại học trên thế giới, cũng như cá nhân nhà khoa học. Có hai nhóm phân loại uy tín được cộng đồng khoa học công nhận trên trên thế giới: Phân loại theo Viện Thông tin khoa học Hoa Kỳ (Institute for Scientific Information, thường gọi là ISI) và theo Scopus (Hà Lan) [2]. Phân loại của ISI đã tồn tại lâu đời và có uy tín hơn cả. Do đó, các thông tin, dữ liệu và đánh giá về Kinh tế, Xã hội, Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật được lấy theo ISI, nếu không sẽ bị lệch so với các thống kê quốc tế. Công bố quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học. Khi không có công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí uy tín, các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ lọt được vào bảng xếp hạng quốc tế. Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế thường sử dụng thống kê phân loại này trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học, kỹ thuật. Công bố quốc tế không chỉ là một đòi hỏi quan trọng mà còn là cơ sở để tài trợ cho các nghiên cứu. Ngày nay, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) cũng tham khảo các công bố quốc tế để tài trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản [3]. Do đó, trong bài báo này chúng tôi sẽ trình bày các nội dung: - Phương pháp chung để viết một bài báo khoa học. - Quy trình đăng ký một đề tài khoa học NAFOSTED. - Phân loại các tạp chí khoa học theo ISI/SCOPUS. 2. NỘI DUNG 2.1. Trình bày một công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng một bài báo khoa học Một đề tài (ĐT) hay một công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) nói chung cần phải được thực hiện theo một qui trình rõ ràng từ việc xác định đề tài, giới hạn đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, lên kế hoạch cho công việc… cho đến trình bày, báo cáo kết quả sau khi đã hoàn tất công việc. Bài báo này trao đổi về việc: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: