Danh mục

BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM XOANG (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.45 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

XOANG CÓ CHỨC NĂNG GÌ ? Bình thường chúng ta ai cũng phải thở để duy trì sự sống. Chức năng hô hấp tự nhiên đến độ không ai còn để ý tới nó nữa, coi đó như một việc đương nhiên, chỉ khi nào có gì trục trặc (chẳng hạn như khó thở), người ta mới chú ý tới đường hô hấp. Xoang là những khoảng trống của xương sọ sắp xếp xung quanh hốc mũi, có chức năng và tác dụng như những cơ quan điều hòa chất lượng không khí trước khi đưa vào phổi (thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM XOANG (Kỳ 1) BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM XOANG (Kỳ 1) XOANG CÓ CHỨC NĂNG GÌ ? Bình thường chúng ta ai cũng phải thở để duy trì sự sống. Chức năng hôhấp tự nhiên đến độ không ai còn để ý tới nó nữa, coi đó như một việc đươngnhiên, chỉ khi nào có gì trục trặc (chẳng hạn như khó thở), người ta mới chú ý tớiđường hô hấp. Xoang là những khoảng trống của xương sọ sắp xếp xung quanhhốc mũi, có chức năng và tác dụng như những cơ quan điều hòa chất lượng khôngkhí trước khi đưa vào phổi (thông qua các phế quản). Ngoài công dụng là nhữngkhoảng không làm cho xương sọ nhẹ bớt trong quá trình não phát triển mạnh ởtuổi thơ ấu, các xoang còn có nhiệm vụ làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khítrước khi đưa vào phổi. Mặt trong xoang được lót bởi một lớp niêm mạc có nhữngsợi nhung mao nhỏ li ti nhu động một chiều, hướng đều ra phía ngoài và nhữnghạch tiết chất nhớt có vai trò cản giữ lấy những vi khuẩn, tống xuất chúng ra nướcmũi và đẩy hẳn ra bên ngoài. TẠI SAO LẠI BỊ VIÊM XOANG ? Trong trường hợp ngõ ra của xoang vì một lý do nào đó, bị tắc nghẹt - thídụ luồng nhu động của nhung mao bị tê liệt, có một dị vật gây chướng ngại, bịcảm, nghẹt mũi, hay có một dị ứng nguyên nào đó (phấn hoa, bụi nhà v.v...), mộtthứ thuốc gây mẫn cảm quá đáng (thuốc ngừa thai hay Aspirin chẳng hạn) làmsưng niêm mạc - lúc đó không khí bị “nhốt“ trong xoang khiến áp suất trongxoang tăng lên, chất nhớt đọng lại và vi khuẩn sinh sôi nẩy nở. Tình trạng nhiễmtrùng xoang xuất hiện một cách rõ rệt với các triệu chứng... “quen thuộc“ như: - Nhức đầu ở vùng xoang trán, “giữa hai lông mày“ vào ban ngày - trong tưthế đứng, hay ngồi. - Ho từng cơn vào ban đêm: vì khi ngả lưng và đầu xuống, sẽ làm nước,nhớt đằng sau mũi “nhỏ giọt“ xuống phía sau họng kích thích gây ho - như mộtphản ứng để đẩy ra ngoài nước mũi nhiễm trùng khiến người bị viêm xoang khóngủ và những người trong nhà, nhất là người nằm cùng giường cũng bị đánh thức. - Khi khạc nhổ hay hỉ mũi, thấy có từng cục đờm đặc màu vàng hay màuxanh. - Chụp hình X-quang xoang ở đầu thường thấy rõ vị trí xoang bị viêm: lànơi bị cản quang, trông “đục“ hơn so với các xoang không bị viêm. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu đàm khạc ra, cho đi cấy vi trùng (tụ cầuvàng, liên cầu v.v...) và cho làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn nào đi kèm theochứng viêm cũng như dùng loại kháng sinh nào hiệu quả nhất để chóng dứt bệnh. CÁCH XỬ TRÍ VIÊM XOANG TẠI NHÀ Dựa vào nguyên tắc chính là duy trì độ ẩm cho niêm mạc xoang, các bác sĩTai Mũi Họng (TMH) thường có lời khuyên khá cụ thể sau đây: 1. Hít hơi nước nóng nhằm “duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạcxoang, giúp chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu“ (theo lời khuyên củaBS. Stanley N. Farb, Trưởng Khoa TMH tại các bệnh viện Montgomery và ThánhTâm (Sacred Heart) ở Norriston, bang Pennsylvania). Có thể thực hiện điều nàybằng một trong hai cách: 1/ Ðứng dưới vòi sen nước ấm (đủ độ nóng ấm, tỏa hơi nước làm mờgương trong phòng tắm là đạt yêu cầu) chừng 5 - 10 phút mỗi lần x 2 lần/ngày.Cách này đem lại hai lợi ích là vừa được tắm sạch người, vừa được hít hơi nướcnóng làm thông xoang, thông mũi. 2/ Ngồi trước một tô nước sôi tỏa hơi, xông hơinước nóng, đầu phủ một chiếc khăn tắm, tạo ra như một chiếc “lều“ để hơi nướcnóng không thoát ra bên ngoài mà tập trung vào một khu vực nhỏ giữa mặt bàn, tônước và lỗ mũi. Kết hợp Ðông, Tây y bạn có thể mua một “bó lá xông“ - trong đóthế nào cũng có lá bạc hà - về nấu để được hít cả tinh dầu của các loại lá cùng vớihơi nước. Thay thế bó lá xông, có thể nhỏ vài giọt dầu gió xanh hoặc nâu có tinhdầu khuynh diệp hay bạc hà vào tô nước sôi - cũng có tác dụng tương tự. 2. Tăng độ ẩm không khí: Theo ý kiến của BS. Bruce Jalek, giảng viên vềngoại khoa Răng Hàm Mặt, Trường Y khoa, Trung tâm Khoa học Y tế, Ðại họcColorado, thì không khí trong nhà nên duy trì có một độ ẩm nhất định nhờ mộtmáy tỏa “sương mù lạnh“ (cold-mist machine), và phải làm sạch máy một tuần/lầnđể khử hết nấm mốc. (Không khí ở Việt Nam thường có độ ẩm cao, chỉ khô trongnhững phòng có máy điều hòa không khí chạy liên tục. Ðể không khí những nơicó “máy lạnh“ không trở nên quá khô, chỉ cần đặt trong phòng một thau nước,thậm chí treo một cái khăn ướt là đủ làm ẩm không khí). ...

Tài liệu được xem nhiều: