Bàn thêm về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 631.21 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử, bài viết phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 BÀN THÊM VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mậu Hùng * 1. Mở đầu Trong nỗ lực nâng cao chất lượng đầu ra và từng bước hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới, giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một triết lý giáo dục của riêng mình từ kinh nghiệm thực tiễn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như bài học lịch sử từ quá khứ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức đến việc nghiên cứu và tìm hiểu triết lý giáo dục của chính người đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc, và danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là một người đã kinh qua gần như tất cả các cương vị có thể có trong các hoạt động giáo dục trong vai trò của cả người học lẫn người dạy. Qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình với một nền tảng tri thức uyên bác cả Đông Tây kim cổ lẫn kinh nghiệm thực tiễn bôn ba khắp năm châu bốn bể, Hồ Chí Minh đã để lại cho Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung không chỉ một kho tàng kinh nghiệm dạy và học quý giá, mà còn cả một hệ thống triết lý giáo dục sâu sắc, toàn diện, và mang tính thực tiễn cao đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử, bài viết phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới. 2. Triết lý giáo dục toàn diện Về mục tiêu giáo dục, mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, và dân tộc đều có các mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh chỉ đề ra mục tiêu là xóa bỏ tình trạng nhà tù nhiều hơn trường học và cực lực lên án chính sách ngu dân của chính quyền thực dân thuộc địa1. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thất học là một quốc nạn và một trong ba thứ giặc nguy hiểm nhất của đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ phải ra * ThS, NCS Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 1 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10. 31 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” sức xóa mù chữ cho toàn thể quốc dân đồng bào, vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”2 Ngày 08-9-1945, Chính phủ thành lập Nha Bình dân học vụ quy định tất cả các làng phải có các lớp học bình dân và tất cả mọi người đều được học chữ Quốc ngữ miễn phí để thực hiện mục tiêu xóa mù trong vòng 12 tháng3. Đến năm 1954, Hồ Chí Minh nhắc lại học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”4. Việc học như vậy không còn đơn giản chỉ vì để vinh thân phì gia, mà còn là để phụng sự Tổ quốc. Ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh khẳng định “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”5. Việc học như vậy không còn là việc riêng của mỗi người nữa, mà đã là việc chung của quốc gia dân tộc. Tuy mục tiêu giáo dục mỗi lúc một khác, nhưng bản chất của việc học để hành. Quá trình học tập đối với Hồ Chí Minh chính vì thế không dừng lại trên ghế nhà trường mà phải đưa những gì mình hiểu biết được ra ứng dụng trực tiếp vào trong thực tiễn cuộc sống. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ mục đích “Học để làm gì?... Học để tin tưởng... Học để hành...”6. Điều đó có nghĩa là mặc dù việc học của người dân là một nhiệm vụ quan trọng của đất nước, nhưng mỗi đối tượng cụ thể có một mục tiêu học tập khác nhau và cả dân tộc cũng có những mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ lịch sử. Về đối tượng giáo dục, mặc dù mục tiêu giáo dục tương đối khác nhau tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể, nhưng đối tượng được hưởng phúc lợi của nền giáo dục quốc dân thì tương đối thống nhất. Ví dụ, trong phong trào Bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì đối tượng giáo dục là tất cả mọi người chưa biết chữ. Ngày 04-10-1945, Hồ Chí Minh kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 BÀN THÊM VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mậu Hùng * 1. Mở đầu Trong nỗ lực nâng cao chất lượng đầu ra và từng bước hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới, giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một triết lý giáo dục của riêng mình từ kinh nghiệm thực tiễn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như bài học lịch sử từ quá khứ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức đến việc nghiên cứu và tìm hiểu triết lý giáo dục của chính người đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc, và danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là một người đã kinh qua gần như tất cả các cương vị có thể có trong các hoạt động giáo dục trong vai trò của cả người học lẫn người dạy. Qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình với một nền tảng tri thức uyên bác cả Đông Tây kim cổ lẫn kinh nghiệm thực tiễn bôn ba khắp năm châu bốn bể, Hồ Chí Minh đã để lại cho Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung không chỉ một kho tàng kinh nghiệm dạy và học quý giá, mà còn cả một hệ thống triết lý giáo dục sâu sắc, toàn diện, và mang tính thực tiễn cao đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử, bài viết phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới. 2. Triết lý giáo dục toàn diện Về mục tiêu giáo dục, mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, và dân tộc đều có các mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh chỉ đề ra mục tiêu là xóa bỏ tình trạng nhà tù nhiều hơn trường học và cực lực lên án chính sách ngu dân của chính quyền thực dân thuộc địa1. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thất học là một quốc nạn và một trong ba thứ giặc nguy hiểm nhất của đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ phải ra * ThS, NCS Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 1 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10. 31 Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” sức xóa mù chữ cho toàn thể quốc dân đồng bào, vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”2 Ngày 08-9-1945, Chính phủ thành lập Nha Bình dân học vụ quy định tất cả các làng phải có các lớp học bình dân và tất cả mọi người đều được học chữ Quốc ngữ miễn phí để thực hiện mục tiêu xóa mù trong vòng 12 tháng3. Đến năm 1954, Hồ Chí Minh nhắc lại học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”4. Việc học như vậy không còn đơn giản chỉ vì để vinh thân phì gia, mà còn là để phụng sự Tổ quốc. Ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh khẳng định “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”5. Việc học như vậy không còn là việc riêng của mỗi người nữa, mà đã là việc chung của quốc gia dân tộc. Tuy mục tiêu giáo dục mỗi lúc một khác, nhưng bản chất của việc học để hành. Quá trình học tập đối với Hồ Chí Minh chính vì thế không dừng lại trên ghế nhà trường mà phải đưa những gì mình hiểu biết được ra ứng dụng trực tiếp vào trong thực tiễn cuộc sống. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ mục đích “Học để làm gì?... Học để tin tưởng... Học để hành...”6. Điều đó có nghĩa là mặc dù việc học của người dân là một nhiệm vụ quan trọng của đất nước, nhưng mỗi đối tượng cụ thể có một mục tiêu học tập khác nhau và cả dân tộc cũng có những mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ lịch sử. Về đối tượng giáo dục, mặc dù mục tiêu giáo dục tương đối khác nhau tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể, nhưng đối tượng được hưởng phúc lợi của nền giáo dục quốc dân thì tương đối thống nhất. Ví dụ, trong phong trào Bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì đối tượng giáo dục là tất cả mọi người chưa biết chữ. Ngày 04-10-1945, Hồ Chí Minh kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Triết lý giáo dục toàn diện Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh Hệ thống triết lý giáo dục Giáo dục Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 139 0 0 -
Tiểu luận: GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
24 trang 100 0 0 -
Xác định, thông báo và đánh giá mục tiêu bài học trong dạy nghề: Thực trạng và giải pháp
7 trang 61 0 0 -
Vấn đề hướng nghiệp nhìn từ nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 trang 48 0 0 -
Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
164 trang 43 0 0 -
Tiểu luận: Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
27 trang 37 0 0 -
154 trang 33 0 0
-
2 trang 33 0 0
-
Tìm hiểu một góc nhìn khác của tri thức: Phần 2
274 trang 32 0 0 -
5 trang 31 0 0