Danh mục

Bàn về chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện: Tiếp cận từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.85 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy việc đo lường tài chính toàn diện tập trung chủ yếu vào mức độ tiếp cận, bao phủ của sản phẩm và dịch vụ tài chính, trong khi các nghiên cứu về mức độ sử dụng, độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch còn hạn chế, đặc biệt là chỉ tiêu đo lường liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quỹ hưu trí, kiến thức tài chính... Mặt khác, các nghiên cứu được thực hiện ở tầm quốc gia nên chỉ tiêu đo lường chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của tài chính toàn diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện: Tiếp cận từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ BÀN VỀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh ThS. Lê Thị Kim Yến ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng Tóm tắt Tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội. Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đo lường tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Dựa vào các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy việc đo lường tài chính toàn diện tập trung chủ yếu vào mức độ tiếp cận, bao phủ của sản phẩm và dịch vụ tài chính, trong khi các nghiên cứu về mức độ sử dụng, độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch còn hạn chế, đặc biệt là chỉ tiêu đo lường liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quỹ hưu trí, kiến thức tài chính... Mặt khác, các nghiên cứu được thực hiện ở tầm quốc gia nên chỉ tiêu đo lường chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của tài chính toàn diện. Từ khóa: đo lường, tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, bền vững, giảm nghèo. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội là vấn đề đang được quan tâm trên toàn cầu. Tài chính toàn diện nghĩa là cá nhân và doanh nghiệp có được sự tiếp cận đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm một cách trách nhiệm và bền vững” (Ngân hàng Thế giới, 2018). Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính được cải thiện sẽ khuyến khích các hoạt động tạo ra thu nhập nhằm giúp cá nhân kiểm soát tình trạng tài chính. Ngoài ra, tài chính toàn diện thúc đẩy cá nhân tích lũy cho tương lai nên góp phần tạo nên sự ổn định tài chính cho quốc gia vì khi khả năng tiếp cận sản phẩm tiền gửi tăng sẽ làm quỹ tiền gửi quốc gia tăng, từ đó giúp các tổ chức tài chính dễ dàng vượt qua thời kỳ khủng hoảng tài chính (Han & Melecky, 2013). Do đó, tài chính toàn diện là một nhân tố quan trọng giúp giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội và phát triển bền vững. Tình trạng nghèo đói và chênh lêch giàu nghèo đang là vấn đề nan giải tại Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người nghèo và cận nghèo trên cả nước ở mức 6.7% và 5%, tỷ lệ người nghèo ở một số khu vực lên đến 50%, thậm chí có khu vực trên 60-70%. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ người nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiềm trên 50% tổng dân số, thu nhập bình quân của các hộ gia đình dân tộc biểu số chỉ bằng 2/5 thu nhập bình quân của cả nước. Do đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực và nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc việt ở khu vực Tây Nguyên. Hơn nữa, phân lớn dân số Việt Nam ở vùng nông thôn (64,9% tổng dân số). Tuy nhiên, tốc độ phát triển của lĩnh vực nông nghiệp giảm trong những năm gần đây. Điều này dẫn đến thu nhập và tiêu dùng của người dân cùng nông thôn giảm nên tiếp tục tăng chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tài chính toàn diện nhằm mục tiêu tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống của cá nhân, từ đó tạo cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực tài chính cũng như hưởng các dịch vụ cơ bản và phúc lợi xã hội. Ví dụ chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn (Quyết định số 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/4/2010), 67 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135-Program 135), Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam (Quyết định số 2195/QĐ-TTg tháng 9/2016), … Tuy nhiên, Việt Nam được xếp loại là nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người Việt Nam có tài khoản ngân hàng còn thấp (chỉ 30,8% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng). Tỷ lệ này rất thấp so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam còn rất cao. Thực tế, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam khá đầy đủ và đa dạng nhưng người nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn còn khó tiếp cận các dịch vụ này vì số lượng chi nhánh ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa còn ít, chi phí dịch vụ cao, và hiểu biết của người dân về dịch vụ tài chính chưa cao. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam là chìa khóa chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tài chính toàn diện ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nói chung, Việt Nam nói riêng còn rất hạn chế. Vì vậy, bài viết này tổng quan về đo lường tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ. Tổng quan tài liệu này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu thực nghiệm trong việc đo lường tài chính toàn diện và phân tích các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam. 2. Tổng quan về các tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện Đứng trên góc độ tiếp cận các dịch vụ tài chính thiết yếu của Ngân hàng Thế giới (2018), các nghiên cứu trước đây sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí để đo lường tài chính toàn diện. Beck và các cộng sự (2007) đo lường tài chính toàn diện thông qua sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ tiền gửi ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Tác giả sử dụng kết hợp tám chỉ tiêu trong một công thức toán học, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp thu thập từ các Ủy ban giám sát ngân hàng tại 99 quốc gia. Các tiêu chí đánh giá chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất đo lường mức độ bao ...

Tài liệu được xem nhiều: