Danh mục

Bàn về mối quan hệ giữa án lệ và hoạt động giải thích pháp luật của toà án

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hạn chế khoảng các giữa pháp luật và đời sống là vai trò quan trọng của Toà án. Và án lệ là một trong những công cụ hiệu quả để Toà án thực hiện vai trò này. Bài viết bàn về bản chất của Án lệ - là hoạt động giải thích pháp luật hay là hoạt động làm luật của toà án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mối quan hệ giữa án lệ và hoạt động giải thích pháp luật của toà án BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ÁN LỆ VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN ThS Phạm Thị Phương Thảo Đại học Luật TP.HCM Email: ptpthaohc@hcmulaw.edu.vn Phone: 0972 292729 Tóm tắt Hạn chế khoảng các giữa pháp luật và đời sống là vai trò quan trọng của Toà án. Và án lệ là một trong những công cụ hiệu quả để Toà án thực hiện vai trò này. Bài viết bàn về bản chất của Án lệ - là hoạt động giải thích pháp luật hay là hoạt động làm luật của toà án. Từ khoá: Án lệ, Toà án, giải thích pháp luật, làm luật, sáng tạo pháp luật 1. Hoạt động giải thích pháp luật của toà án 1.1. Khái niệm giải thích pháp luật Trên thế giới, các học giả pháp lý khi tiếp cận khái niệm giải thích pháp luật (GTPL) từ những khía cạnh khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về GTPL khác nhau524, ví dụ như “GTPL là hoạt động liên quan đến việc xác định thông điệp có tính quy phạm mà nó xuất hiện từ văn bản”525 hay “GTPL là hoạt động có lí trí nhằm đem đến ngữ nghĩa cho các văn bản pháp lý”526. Những quan điểm trên nhấn mạnh đến tính mục đích của GTPL, là phải tìm ra nghĩa hoặc thông điệp của văn bản pháp luật. Theo đó, GTPL là hoạt động trí tuệ để làm rõ những thông điệp có tính quy tắc được thể hiện qua câu từ diễn đạt. Có tác giả lại cho rằng “GTPL là hoạt động tìm ra nghĩa và hiểu rõ mục đích của tác giả văn bản pháp luật”527. Quan điểm này lại vừa nhấn mạnh việc tìm nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật lại vừa nhấn mạnh đến việc nghĩa đó phải đảm bảo ý định của tác giả văn bản pháp luật, hay nói cách khác là GTPL phải chỉ ra được ý định ban đầu của nhà lập pháp khi xây dựng pháp luật528. Lịch sử lập hiến Việt Nam thì thuật ngữ GTPL đã được ghi nhận từ khá lâu, nhưng đến thời điểm này thì tại các văn bản pháp luật ở nước ta vẫn chưa có một quy định nào diễn giải hay đưa ra khái niệm về GTPL để từ đó có thể xây dựng một hệ thống các vấn đề lý luận đi từ phạm vi, nội dung hay chủ thể có thẩm quyền của hoạt động GTPL. 524 Phạm Thị Duyên Thảo (2014), Một số vấn đề về GTPL chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, tr.7. 525 K.Larenz (1983), The method of recidivism, Macmilla Publised Co., New York, tr.230. 526 Aharon Barak(2005), Purposive Interpretation in Law, Princeton University Press, tr.3. 527 F.V Hawkins (1860), On the Principles of legal Interpretation, Reprinted in Thayer, Preliminary Theatise in Evi- dence, tr.298. 528 Phạm Thị Duyên Thảo, TLĐD số 2, tr.8. 311 Các học giả trong nước xây dựng khái niệm GTPL từ các góc độ khác nhau cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau, có quan điểm định nghĩa GTPL là việc “xác định nội dung và phạm vi áp dụng của văn bản hay một quy định cụ thể của văn bản đó”529. Theo quan điểm này thì GTPL gắn liền với pháp luật thành văn và GTPL không chỉ là xác định nội dung mà còn bao gồm hoạt động giải quyết xung đột giữa các quy định trong cùng một văn bản hoặc giữa các quy định trong các VBQPPL khác nhau. Giải quyết xung đột giữa các VBQPPL không còn là việc làm rõ nghĩa một quy định, một quy tắc của pháp luật mà là đi tìm nghĩa cho cả hệ thống pháp luật530. Quan điểm của tác giả khác lại cho rằng GTPL “là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm rõ nội dung một quy phạm nào đó của pháp luật thành văn để người áp dụng pháp luật nói chung (cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân) có thể thấy được một cách chắc chắn rằng quy phạm pháp luật đó điều chỉnh một hoặc một số hành vi hay vụ việc cụ thể nào đó như thế nào”531. Quy phạm pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền lệ pháp, tập quán pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Theo tác giả trên, đối tượng của hoạt động GTPL chính là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành, trong đó phân biệt với hoạt động giải thích hiến pháp hoặc giải thích quy định hành chính, bởi vì những hoạt động này có những đặc điểm khác nhau và được thực hiện thông qua những quy trình khác nhau. Với truyền thống pháp luật thành văn, pháp luật Việt Nam được định nghĩa trước hết là các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, vậy thì đối với các quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức là tiền lệ pháp hay tập quán pháp thì có cần GTPL hay không. Khía cạnh này có quan điểm khác lại cho rằng “GTPL là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích các quy định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống nhất”532. Theo đó khi nói đến GTPL ở Việt Nam là nói đến giải thích các văn bản quy phạm pháp luật và không tồn tại giải thích tập quán pháp và tiền lệ pháp. Từ những phân tích trên đây, GTPL có thể được định nghĩa một cách tổng quát như sau: GTPL là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền làm rõ nội dung, ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật theo những nguyên tắc, phương pháp nhất định để nhận thức và áp dụng pháp luật đúng đắn, thống nhất. 1.2. Sự cần thiết phải giải thích pháp luật Một là do văn bản quy phạm pháp luật quy định không rõ nghĩa hoặc không có quy định pháp luật 529 Nguyễn Văn Thuận (1999), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH”, Mã số 94-98- 106/ĐT, Hà Nội, tr.15. 530 Huỳnh Thị Sinh Hiền, “Thẩm quyền GTPL”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa luật Đại học Cần Thơ, T6/2018, tr.15. 531 Tô Văn Hòa, (2008), “Một số vấn đề lý luận về GTPL”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về GTPL, Nxb. Hồng Đức, tr. 40. 532 Hoàng Văn Tú, “GTPL - Một số vấn đề cơ bả ...

Tài liệu được xem nhiều: