Danh mục

Bàn về sự có mặt của kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử vụ án hành chính theo luật tố tụng hành chính hiện hành

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.33 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua, việc thay đổi, sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng Hành chính cho thấy thực tiễn thi hành pháp luật đang đặt ra các vấn đề cần xem xét về điều chỉnh pháp luật và thi hành pháp luật. Bài viết này, tác giả sẽ phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm và những bất cập, hạn chế khi vận dụng các quy định đó vào trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về sự có mặt của kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử vụ án hành chính theo luật tố tụng hành chính hiện hành BÀN VỀ SỰ CÓ MẶT CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH HIỆN HÀNH Nguyễn Long Hồ Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Dung TÓM TẮT Trong những năm qua, việc thay đổi, sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng Hành chính cho thấy thực tiễn thi hành pháp luật đang đặt ra các vấn đề cần xem xét về điều chỉnh pháp luật và thi hành pháp luật. Bài viết này, tác giả sẽ phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm và những bất cấp, hạn chế khi vận dụng các quy định đó vào trong thực tiễn. Từ khóa: kiểm sát viên, Luật Tố tụng Hành chính, phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa sơ thẩm, sự vắng mặt của Kiểm sát viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã thông qua Luật Tố tụng Hành chính mới với 23 chương, 372 điều trong đó sửa đổi, bổ sung 198 điều, giữ nguyên 63 điều của Luật Tố tụng Hành chính 2010 và bổ sung 111 điều mới (Luật Tố tụng Hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016). Đây là một trong những đạo luật quan trọng về tố tụng được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới, là đạo luật trực tiếp liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những nội dung mới của Luật Tố tụng hành chính 2015 ra đời nhằm bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng hành chính có tính khả thi, dân chủ, công khai, công bằng, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng hành chính. Trên hết là bảo đảm các quy định của Luật Tố tụng hành chính không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, sau khi Luật Tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực thi hành được gần 4 năm thì đã gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tiễn xã hội. Do đó, Quốc hội đã thông qua Luật Tố tụng hành chính số 55/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020 để sửa đổi, bổ sung cho Luật số 93/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016. Tính đến hiện tại đã được gần 1 năm kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) có hiệu lực thi hành và áp dụng trong thực tiễn, nội dung Luật Tố tụng hành chính đã bộc lộ một số bất cập liên quan đến việc giải quyết vụ án một cách công bằng, 1907 khách quan và đúng pháp luật đòi hỏi phải sửa đổi để đảm bảo tính công bằng cho người tham gia tố tụng nói chung và người tiến hành tố tụng nói riêng. Trong những bất cập đó, không thể không kể đến sự bất cập về sự vắng mặt của Kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hành chính. 2 SỰ CÓ MẶT CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng chính là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014. Đối với chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2006) quy định Viện Kiểm sát có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính và là cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra còn quy định rõ Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn là tham gia phiên tòa xét xử vụ án hành chính; thực hiện các quyền yêu cầu quyền kiến nghị, quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật để có thể bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. Theo quy định của Luật tố tụng hành chính hiện hành thì Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Theo quy định tại khoản 4 Điều 166 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận”. Khi đọc quy định này chúng ta có thể hiểu được rằng, Kiểm sát viên là người bắt buộc phải có mặt từ đầu đến cuối phiên tòa diễn ra để có yêu cầu sửa đổi bổ sung vào biên bản và cuối cùng là ký xác nhận, bởi vì nếu như Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì làm sao có thể thực hiện được chức năng trên. Kiểm sát viên hay nói bao hàm hơn là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân nắm vai trò rất quan trọng trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cho ta thấy: Một là, Viện Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. Hai là, Viện Kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Mặc khác, theo Điều 43 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án; nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này; tham gia phiên tòa, phiê ...

Tài liệu được xem nhiều: