Danh mục

Báo cáo CEDAW lần 5&6 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.49 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (68 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo CEDAW lần 5&6 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) nhằm cập nhật tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, con người Việt Nam, những đổi mới về hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, chính sách, tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, những tồn tại và phương hướng khắc phục theo từng điều khoản cụ thể của Công ước trong 4 năm qua tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo CEDAW lần 5&6 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Báo cáo CEDAW lần 5&6 Những vấn đề chung Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và 6 về tình hình thực hiện Công ước Liên hiệp quốc Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Hà nội - 2006 Báo cáo CEDAW lần 5&6 Những vấn đề chung Lời mở đầu Trên cơ sở quy định tại Điều 18 của Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) và các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban CEDAW, Việt Nam đã hoàn thành các Báo cáo định kỳ (từ lần đầu đến lần thứ 4) và đã được Uỷ ban thông qua. Được sự đồng ý của Uỷ ban CEDAW, Việt Nam chuẩn bị bản Báo cáo ghép lần thứ 5 và thứ 6 về tình hình thực hiện Công ước tại Việt Nam giai đoạn 2000-2003. Đặc điểm của giai đoạn này là Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, phải đương đầu với những thách thức to lớn do tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán ở khắp các vùng trên cả nước, của các vấn đề về xã hội và môi trường cũng như của quá trình hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Kinh tế khu vực vẫn chưa được phục hồi mạnh sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, cộng thêm tác động của sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ và đặc biệt là đầu năm 2003, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) và chiến tranh Irắc đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Việt Nam trong ba n ăm qua, làm h chế nhịp độ tăng trưởng kinh tế của đất ạn nước. • Tiếp theo Báo cáo ghép lần thứ 3 và 4, Báo cáo này sẽ tiếp tục cập nhật tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, con người Việt Nam, những đổi mới về hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, chính sách, tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, những tồn tại và phương hướng khắc phục theo từng điều khoản cụ thể của Công ước trong 4 năm qua tại Việt Nam. Báo cáo c ũng thể hiện những thành tựu mà Nhà n ước và nhân dân Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu trong thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh, thực hiện n hững cam kết của Hội nghị Bắc Kinh +5 trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc các Khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW khi Việt Nam trình bày báo cáo năm 2001. Báo cáo gồm các phần chính như sau: - Lời mở đầu. - Phần I: Những vấn đề chung. - Phần II: Tình hình thực hiện Công ước. - Kết luận. - Các phụ lục. • Để hoàn thành bản Báo cáo này, Việt Nam đã thành lập Ban soạn thảo gồm 22 thành viên là đại diện của các Bộ, ngành và một số tổ chức có liên quan do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam làm Trưởng ban. • Trong quá trình làm vi Ban soạn thảo đã thu thập thông tin, phân tích các số liệu ệc, thống kê và tổ chức lấy ý kiến các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức chính trị -xã hội, đại diện của các tầng lớp phụ nữ, các học giả, những người làm công tác xã hội để bổ sung, hoàn thiện nội dung của Báo cáo. Với những quan điểm đã nêu trong các Báo cáo trước đây, lần này Nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương tiếp tục bảo lưu Khoản 1, Điều 29 của Công ước. Việc bỏ điều khoản bảo lưu Báo cáo CEDAW lần 5&6 Những vấn đề chung này vào thời điểm thích hợp đang được tiếp tục xem xét. Nhà nước Việt Nam cũng đang tiến hành nghiên cứu việc ký Nghị định thư lựa chọn của Công ước. Báo cáo CEDAW lần 5&6 Những vấn đề chung Phần I Những vấn đề chung Giới thiệu về đất nước và con người:  Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam châu á, có diện tích trên 331 ngàn km 2. Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh (Việt) là chủ yếu (chiếm 86,8% dân số). Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức. Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Dân số Việt Nam tăng từ 76,597 triệu người năm 1999 lên 80,902 triệu người năm 2003, trong đó phụ nữ chiếm 50,8%. Năm 2003, mật độ dân số ở mức 245 người/km2 và dân số thành thị chiếm 25,7%. Năm 2002, tỷ lệ dân số d ưới 15 tuổi giảm còn 30% và trên 65 tu t ăng lên ổi 6,3%. Trong giai đoạn 2000-2002, tỷ lệ phát triển dân số giảm chậm (năm 2000 đạt 1,36%, năm 2001 đạt 1,35%, năm 2002 đạt 1,32%). Năm 2003, ỷ lệ phát triển dân số đã tăng lên m t ức 1,47%. Năm 2003, tỷ lệ tử vo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: