Danh mục

Báo cáo khoa học: Phản-nghệ thuật của Việt Nam và các nghệ sĩ phản-Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.29 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phản-nghệ thuật của Việt Nam và các nghệ sĩ phản-Việt Nam: văn hóa trình diễn thể nghiệm tại các không gian triển lãm phá cách của Hà Nội Cao Việt Dũng dịch Mùa xuân năm 2005, sau khi dành một năm học ở Hà Nội để tiến hành nghiên cứu về thế hệ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất của Hà Nội, tôi trình bày một bài phát biểu về trình diễn [performance] và video art cho các học giả tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù tôi đã hết sức rõ ràng về việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học:Phản-nghệ thuật của Việt Nam và các nghệ sĩ phản-Việt Nam NORA A. TAYLOR Phản-nghệ thuật của Việt Nam và các nghệ sĩ phản-Việt Nam: văn hóa trình diễn thể nghiệm tại các không gian triển lãm phá cách của Hà Nội Cao Việt Dũng dịch Mùa xuân năm 2005, sau khi dành một năm học ở Hà Nội để tiến hành nghiên cứu về thế hệ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất của Hà Nội, tôi trình bày một bài phát biểu về trình diễn [performance] và video art cho các học giả tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù tôi đã hết sức rõ ràng về việc những gì tôi đang chia sẻ với người nghe là “nguyên liệu thô” và các quan sát bước đầu chứ không phải sự diễn giải, sau khi xem những bức ảnh chụp nhiều sự kiện nghệ thuật và happening diễn ra trong năm, nhiều học giả đã đứng lên bảo với tôi rằng tư liệu nghiên cứu của tôi không thể được gọi là “nghệ thuật”, và hơn nữa các nghệ sĩ kia không phải là “người Việt Nam”. Khi tôi đề nghị họ triển khai các bình luận của mình, họ nói với tôi rằng trình diễn và sắp đặt không có tính truyền thống và ngoài ra còn rất xấu, các nghệ sĩ tạo ra chúng chỉ sao chép từ phương Tây và do vậy không thể được coi là “những nghệ sĩ Việt Nam đích thực”. Tôi không mấy ngạc nhiên trước phản ứng của họ. Ngược lại, tôi đã chờ sẵn những lời bình luận như vậy, vì chúng xác nhận nhiều giả thuyết của tôi về các khác biệt giữa ý kiến của các nhà phê bình nghệ thuật Việt Nam và ý kiến của những người bên ngoài, trong đó có tôi 1 . Các bình luận ấy cũng nêu ra vấn đề khái niệm mang tính tương đối về thị hiếu và giá trị nghệ thuật. Chúng ta không thể giả định rằng cái người này coi là “nghệ thuật” trong một bối cảnh lại vẫn nhất thiết được coi là “nghệ thuật” trong một bối cảnh khác 2 . Tuy nhiên, thay vì tiến hành bàn luận về chủ đề nghệ thuật Việt Nam “đích thực” là gì, ở đây tôi muốn xem xét các câu hỏi: ai buộc phải định nghĩa nghệ thuật Việt Nam là gì và làm thế nào mà các nghệ sĩ lại tiến hành định nghĩa nghệ thuật nhân danh Việt Nam. Một phần nghiên cứu của tôi là nhằm để xem xét mối quan hệ của các nghệ sĩ với chính quyền và chừng mực của việc nghệ sĩ sử dụng hình ảnh và căn cước của chính mình trong tiến trình phát triển một cộng đồng nghệ thuật. Nói cách khác, tôi quan tâm đến vấn đề liệu các nghệ sĩ có trách nhiệm định nghĩa nghệ thuật Việt Nam là gì hay không, và mức độ mà họ cho phép các lực lượng khác định ra địa vị cho họ. Trong một xã hội nơi chính phủ vẫn thực thi sự kiểm soát với nhiều khía cạnh cuộc sống cá nhân, làm thế nào mà các nghệ sĩ tiến hành được những cuộc đấu tranh nhằm tự định vị mình? Liệu có phải bất kỳ nghệ sĩ nào vi phạm định nghĩa về nghệ thuật của chính phủ cũng đều tự động bị coi là “thể nghiệm” và “bên lề”? Liệu có phải mọi nghệ thuật được tạo ra bên ngoài dòng chính đều nhất thiết là “thể nghiệm”? Trong bài báo này, tôi sẽ lập luận để chỉ ra rằng một số nghệ sĩ Việt Nam không chỉ đang cố gắng sáng tạo một dạng “nghệ thuật phản- dòng chính của Việt Nam” (không nhất thiết là nghệ thuật phản-Việt Nam), mà họ còn đang cố gắng thử nghiệm với các không gian mới cho nghệ thuật, và địa điểm cho trưng bày nghệ thuật đã trở nên cốt yếu ngang bằng với hình thức, ở trong định nghĩa về nghệ thuật thể nghiệm. Nghệ thuật trình diễn dễ dàng trở thành sự thể nghiệm vì nó có thể diễn ra ở bất cứ đâu; trong chuyến lưu trú Hà Nội gần đây, tôi đã nhận ra rằng các nghệ sĩ có tác phẩm được nhiều người coi là “thể nghiệm” hay “bên lề” đối với các xu hướng của dòng chính cũng chọn cách trưng bày tại các nơi chốn “bên lề”, nghĩa là các địa điểm nằm bên ngoài những gallery và bảo tàng thông thường. Thay vì hướng tới thay đổi hệ thống từ bên trong, trưng bày các tác phẩm gây tranh cãi cùng với những đồng nghiệp có quy chuẩn cao hơn của mình, các nghệ sĩ này lại trưng bày ở khu vực ngoại vi của thế giới nghệ thuật đã được biết tới 3 . Kết quả là các tác phẩm đó vừa làm chệch hướng sự chú ý vừa mời gọi sự chú ý. Có thể tìm được một trường hợp nổi bật trong tác phẩm trình diễn đầu tiên thuộc dạng này được ghi lại. Năm 1995, Đinh Anh Quân, một nghệ sĩ trẻ, tiến hành một trình diễn tại Văn Miếu, Hà Nội. Anh treo dây thừng lên nhiều cái cây và sơn màu đỏ và trắng lên chúng theo những đường đậm nét. Rồi chính anh cũng dùng dây tự trói mình lại trên mặt đất và chờ “tới khi cảnh sát đến”, theo như anh nói 4 . Anh cho biết mất ba ngày chính quyền mới thả anh ra. Sự kiện đã tạo ra một sự khuấy động trong giới nghệ thuật Hà Nội ngày ấy, bởi cho tới khi đó, chưa nghệ sĩ nào dám tiến hành một cuộc biểu diễn trước đông người như vậy, cũng chưa nghệ sĩ nào thử làm cái vẫn được biết đến rộng rãi ở phương Tây dưới cái tên nghệ thuật trình diễn 5 . Kể từ tác phẩm trình diễn của Đinh Anh Quân, một “hoạt động nghệ thuật phá cách” đã phát triển ở Hà Nội, được tạo nên từ các nghệ sĩ kéo nghệ thuật khỏi các gallery để đưa tới những không gian mang tính cộng đồng. Mặc dù một số nhà phê bình coi sự trỗi dậy của nghệ thuật ý niệm và trình diễn tại Hà Nội là một sự tiến triển không thể tránh khỏi đi kèm với các hình thức “tiến bộ” khác của Việt Nam như phát triển kinh tế và phát triển xã hội 6 , trong bài báo này tôi sẽ lập luận rằng xét đến cùng hoạt động nghệ thuật phá cách Hà Nội cũng chỉ là một nỗ lực thành công vừa phải nhằm thoát khỏi sự thiết định; một sự khiêu khích, một thách thức do các nghệ sĩ tạo ra nhằm thử phản ứng của giới chức về hiểu biết và tri nhận nghệ thuật. Các nghệ sĩ trẻ Hà Nội đang cố gắng tạo bứt phá mới trên sân khấu nghệ thuật đại chúng, và quả thực trình diễn mang lại cho họ một công cụ thu hút sự chú ý đối với người xem. Nhưng ta có thể tự hỏi điều này thực sự có hiệu quả như thế nào. Người ta có thể so sánh những nghệ sĩ này với các nghệ sĩ của những phong trào Dada của Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, cũng như các phong trào “phản-nghệ thuật” tại châu Âu thời chiến tranh, nhưng tại Việt Nam phong trào chống lại “nghệ thuật” cũng chính là một phong trào chống lại cái vẫn được chấp nhận một cách rộng rãi dưới cái tên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: