Báo cáo khoa học: VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 234.62 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều) là một trong những thành tựu nổi bật nhất của văn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuật lẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sát đọan kết (với 14 câu lục bát).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: "VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN ENDING SENTENCES OF THE NEW STORY OF KIM VAN KIEU Nguyễn Phong Nam Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều) là một trong những thành tựu nổi bật nhất củavăn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuậtlẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sátđọan kết (với 14 câu lục bát). Chỉ với một đọan này, Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng củamình qua khả năng đúc kết, khái quát những vấn đề có tầm triết lý, những suy ngẫm sâu sắc vềcon người, cuộc sống và một năng lực tiếp biến văn chương xuất sắc. ABSTRACT The New story of Kim Van Kieu is one of the most famous stories of “Nom” literature.The values of this story are represented in both artistic ideology and artistic prosody. This paperproves the unique features of the story by investigating its ending sentences (consisting 14sentences). With these sentences, Nguyen Du shows his talents by making some conclusionson several philosophical issues, profoundly thinking about human and life with his brilliant abilityof acknowledgement and creativeness of literature. Kết thúc Kim Vân Kiều tân truyện (1), sau khi đã thuật lại một cách đầy đủ cuộcđời của các nhân vật chính, Nguyễn Du dành ra 14 câu lục bát để bình luận về câuchuyện mình vừa kể: Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao/ Có đâu thiênvị người nào/ Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai/ Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền vớichữ tai một vần/ Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa/Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài/ Lời quê chắp nhặt dông dài/Mua vui cũng được một vài trống canh. Xung quanh đoạn thơ này của Nguyễn Du, đã có khá nhiều lời bàn luận, tranh cãiđược đưa ra. Có người tán thưởng, xem đây là lời đúc kết sau “bản cáo trạng cuốicùng”(2) đầy ý vị. Nhưng lại có không ít người cho rằng cái đoạn vĩ thanh này là thừa,gượng ép bởi nó chẳng gắn bó gì với cốt truyện, nó làm giảm giá trị của tác phẩm. Đếnnhư hai câu chót lại cũng có nhiều cách hiểu thật khác nhau. Có ý kiến cho rằng cáichuyện “mua vui” chỉ là cách nói (nói khiêm nhường, nói khéo, nói tránh trớ và cả maimỉa); có người cho đấy là biểu hiện của công thức, của quy phạm (thể loại truyện nôm);lại cũng có người đoán chắc cả trăm phần rằng Nguyễn Du nói thật (bởi, văn chương màgiết nổi ai !)... Rút cuộc, mặc dù câu chữ rất rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không dễ hiểumột chút nào. Sau ngót hai trăm năm nghiền ngẫm bàn luận, rất nhiều điều về Kim VânKiều tân truyện dường như vẫn còn mới mẻ. Và đấy lại cũng là chỗ bí ẩn của thiên tài. 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Một câu hỏi được đặt ra: Nguyễn Du “ngẫm” ra được điều gì và ông định nói gìqua đoạn cuối tác phẩm này? Mười bốn câu lục bát kia có giá trị gì không hay đó chỉ làmột thoáng lơ đễnh của thi hào? Câu trả lời quả thật không dễ chút nào, song trước hết ta hãy làm một phép thửđơn giản nhất. Giả dụ bây giờ chúng ta loại bỏ phần này ra khỏi tác phẩm; nghĩa là nếuKim Vân Kiều tân truyện được kết thúc ở câu 3240 với cảnh sum họp đề huề: Phong lưuphú quý ai bì/ Vườn xuân một cửa để bia muôn đời. Điều gì xảy ra nếu như câu chuyệnkết thúc tại đây? Nếu thế ta sẽ có một ngay “Kim Vân Kiều tân truyện” khác; một câuchuyện mà tuy tình tiết, nhân vật, cốt truyện... vẫn thế nhưng ý vị thì khác hẳn. Nghĩa làtuy thân xác không có gì mới lạ song cái hồn vía thì thay đổi rất nhiều. Sau khi thuật kểvề số phận nàng Kiều với đầy đủ mọi trầm luân khổ ải, nếu như câu chuyện khép lại vớicảnh “vườn xuân” an lạc, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu như thế,câu chuyện này sẽ không có gì khác biệt lớn so với các tác phẩm khác trong loại hìnhtruyện thơ nôm. Trong các truyện thơ nôm Việt Nam, phần kết thúc thường giống nhau. Thôngthường, sau khi kẻ xấu bị trừng trị, người tốt được tưởng thưởng, hoặc chí ít cũng đượctrả lại công bằng thì câu chuyện kết thúc với một vài câu chú thêm về lý do làm truyện.Chẳng hạn ở Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) truyện kết thúc bằng câu: Trăm nămbiết mấy tinh thần/ Sinh con sau nối gót lân đời đời, ở truyện Phạm Công Cúc Hoa(khuyết danh): Tôn vua cha thái thượng hoàng/ Cùng là thái hậu nương nương trọntình; truyện Lưu nữ tướng (khuyết danh): Nay mừng nam bắc đồng nhân/ Mừng dânghưởng bát t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: "VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN ENDING SENTENCES OF THE NEW STORY OF KIM VAN KIEU Nguyễn Phong Nam Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều) là một trong những thành tựu nổi bật nhất củavăn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuậtlẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sátđọan kết (với 14 câu lục bát). Chỉ với một đọan này, Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng củamình qua khả năng đúc kết, khái quát những vấn đề có tầm triết lý, những suy ngẫm sâu sắc vềcon người, cuộc sống và một năng lực tiếp biến văn chương xuất sắc. ABSTRACT The New story of Kim Van Kieu is one of the most famous stories of “Nom” literature.The values of this story are represented in both artistic ideology and artistic prosody. This paperproves the unique features of the story by investigating its ending sentences (consisting 14sentences). With these sentences, Nguyen Du shows his talents by making some conclusionson several philosophical issues, profoundly thinking about human and life with his brilliant abilityof acknowledgement and creativeness of literature. Kết thúc Kim Vân Kiều tân truyện (1), sau khi đã thuật lại một cách đầy đủ cuộcđời của các nhân vật chính, Nguyễn Du dành ra 14 câu lục bát để bình luận về câuchuyện mình vừa kể: Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao/ Có đâu thiênvị người nào/ Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai/ Có tài mà cậy chi tài/ chữ tài liền vớichữ tai một vần/ Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa/Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài/ Lời quê chắp nhặt dông dài/Mua vui cũng được một vài trống canh. Xung quanh đoạn thơ này của Nguyễn Du, đã có khá nhiều lời bàn luận, tranh cãiđược đưa ra. Có người tán thưởng, xem đây là lời đúc kết sau “bản cáo trạng cuốicùng”(2) đầy ý vị. Nhưng lại có không ít người cho rằng cái đoạn vĩ thanh này là thừa,gượng ép bởi nó chẳng gắn bó gì với cốt truyện, nó làm giảm giá trị của tác phẩm. Đếnnhư hai câu chót lại cũng có nhiều cách hiểu thật khác nhau. Có ý kiến cho rằng cáichuyện “mua vui” chỉ là cách nói (nói khiêm nhường, nói khéo, nói tránh trớ và cả maimỉa); có người cho đấy là biểu hiện của công thức, của quy phạm (thể loại truyện nôm);lại cũng có người đoán chắc cả trăm phần rằng Nguyễn Du nói thật (bởi, văn chương màgiết nổi ai !)... Rút cuộc, mặc dù câu chữ rất rõ ràng, nhưng mọi chuyện lại không dễ hiểumột chút nào. Sau ngót hai trăm năm nghiền ngẫm bàn luận, rất nhiều điều về Kim VânKiều tân truyện dường như vẫn còn mới mẻ. Và đấy lại cũng là chỗ bí ẩn của thiên tài. 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Một câu hỏi được đặt ra: Nguyễn Du “ngẫm” ra được điều gì và ông định nói gìqua đoạn cuối tác phẩm này? Mười bốn câu lục bát kia có giá trị gì không hay đó chỉ làmột thoáng lơ đễnh của thi hào? Câu trả lời quả thật không dễ chút nào, song trước hết ta hãy làm một phép thửđơn giản nhất. Giả dụ bây giờ chúng ta loại bỏ phần này ra khỏi tác phẩm; nghĩa là nếuKim Vân Kiều tân truyện được kết thúc ở câu 3240 với cảnh sum họp đề huề: Phong lưuphú quý ai bì/ Vườn xuân một cửa để bia muôn đời. Điều gì xảy ra nếu như câu chuyệnkết thúc tại đây? Nếu thế ta sẽ có một ngay “Kim Vân Kiều tân truyện” khác; một câuchuyện mà tuy tình tiết, nhân vật, cốt truyện... vẫn thế nhưng ý vị thì khác hẳn. Nghĩa làtuy thân xác không có gì mới lạ song cái hồn vía thì thay đổi rất nhiều. Sau khi thuật kểvề số phận nàng Kiều với đầy đủ mọi trầm luân khổ ải, nếu như câu chuyện khép lại vớicảnh “vườn xuân” an lạc, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu như thế,câu chuyện này sẽ không có gì khác biệt lớn so với các tác phẩm khác trong loại hìnhtruyện thơ nôm. Trong các truyện thơ nôm Việt Nam, phần kết thúc thường giống nhau. Thôngthường, sau khi kẻ xấu bị trừng trị, người tốt được tưởng thưởng, hoặc chí ít cũng đượctrả lại công bằng thì câu chuyện kết thúc với một vài câu chú thêm về lý do làm truyện.Chẳng hạn ở Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) truyện kết thúc bằng câu: Trăm nămbiết mấy tinh thần/ Sinh con sau nối gót lân đời đời, ở truyện Phạm Công Cúc Hoa(khuyết danh): Tôn vua cha thái thượng hoàng/ Cùng là thái hậu nương nương trọntình; truyện Lưu nữ tướng (khuyết danh): Nay mừng nam bắc đồng nhân/ Mừng dânghưởng bát t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo tài liệu báo cáo khoa học báo cáo hóa học báo cáo khoa học sinh học báo cáo khoa học nông nghiệpTài liệu liên quan:
-
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 296 0 0 -
8 trang 190 0 0
-
9 trang 174 0 0
-
6 trang 163 0 0
-
8 trang 160 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về một mô hình bài toán quy hoạch ngẫu nhiên
8 trang 146 0 0 -
Báo cáo khoa học: TÍNH TOÁN LÚN BỀ MẶT GÂY RA BỞI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM THEO CÔNG NGHỆ KÍCH ĐẨY
8 trang 127 0 0 -
4 trang 118 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: BIỂU HIỆN STRESS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
7 trang 112 0 0 -
6 trang 111 1 0