Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: CÁC CẤP BẬC KHÁC NHAU CỦA HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.12 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện tượng chuyển di từ loại là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ và đặc biệt là trong các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Chuyển loại là một hiện tượng tích cực trong ngôn ngữ, là một biểu hiện của quá trình tự điều chỉnh hệ thống ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ. Hiện tượng chuyển loại là một quá trình cần được xem xét trên quan điểm đồng đại động. Việc phân biệt chuyển loại với đồng âm và với đa nghĩa; việc chỉ ra các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÁC CẤP BẬC KHÁC NHAU CỦA HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT" CÁC CẤP BẬC KHÁC NHAU CỦA HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT DIFFERENT LEVELS OF CONVERSION IN VIETNAMESE TRƯƠNG THỊ DIỄM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Hiện tượng chuyển di từ loại là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ v à đặc biệt là trong các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Chuyển loại là một hiện tượng tích cực trong ngôn ngữ, là một biểu hiện của quá trình tự điều chỉnh hệ thống ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ. Hiện tượng chuyển loại là một quá trình cần được xem xét trên quan điểm đồng đại động. Việc phân biệt chuyển loại với đồng âm và với đa nghĩa; việc chỉ ra các mức độ khác nhau của quá trình chuyển loại; phân biệt chuyển loại đã ổn định với kiêm nhiệm từ loại và với chuyển loại lâm thời là một việc làm cần thiết trong quá trình nghiên cứu từ loại tiếng Việt. Chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn hệ thống, toàn diện về hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt qua bài viết này. ABSTRACT Conversion is popular in languages, especially in isolated languages. Conversion is a positive phenomenon in languages, which manifests the systematical autoregulations in languages. It is also one of the word-formation means. Conversion is the process that needs to be examined in a synchronic-activity view. Distinguishing conversion from homonymous and multivalued phenomenon, distinguishing stable conversion from temporary conversion and pointing out different levels in this process are very important in studying the Vietnamese parts of speech. This paper aims at presenting an overall view of conversion in the Vietnamese language. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái. Số lượng vỏâm thanh mà người Việt sử dụng làm vỏ ngữ âm cho hình vị tối đa chỉ có 4 vạn tiếng khácnhau [3, tr.46]. Vì thế, để khắc phục mâu thuẫn giữa cái hữu hạn của số lượng cái biểu hiện(vỏ ngữ âm của từ) và cái vô hạn của cái được biểu hiện (hiện thực khách quan cần phản ánh),sự xuất hiện từ mới bằng phương thức dùng chất liệu sẵn có để tạo nên các từ phức như từghép, từ láy hay việc xuất hiện từ đa nghĩa, từ đồng âm trong ngôn ngữ ngày càng nhiều làmột tất yếu. Chính sự phát triển của xã hội, nhận thức của con người và nhu cầu giao tiếp xãhội là động lực thúc đẩy ngôn ngữ phải biến đổi. Sự có mặt của hiện tượng chuyển di từ loại trong ngôn ngữ cũng là vì lẽ trên. Đứngtrên quan điểm đồng đại - động, chúng ta nhận thấy rằng tĩnh chỉ là tạm thời, tương đối. V ìthế, đường ranh giới của sự phân loại không phải bao giờ cũng dứt khoát, tuyệt đối, vô điềukiện, bởi vì “mọi ranh giới trong tự nhiên và trong xã hội đều di động và qui ước đến mộtmức nào đó” (Lênin). Bản chất của tín hiệu ngôn ngữ là vận động. Xét một cách sâu xa, hiện tượng chuyển di từ loại là biểu hiện giữa mối quan hệ giữatư duy và ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, chuyển loại diễn ra là do sự thay đổi cách thức phảnánh của người Việt, chứ không phải là sự thay đổi đối tượng phản ánh. Đó là sự thay đổi cấutrúc sở biểu của từ. (1, tr.178) Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa phạm trù,theo khả năng kết hợp trong đoản ngữ (cụm từ), trong câu để thực hiện chức năng ngữ phápgiống nhau. Các nhà Đông phương học Xô-viết đã khẳng định rằng việc chuyển di các từ từ loạinày sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ âm thanh của chúng (tức là hiện tượng chuyểnloại) là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các ngôn ngữ này (ngôn ngữ đơnlập)” [dẫn theo Hà Quang Năng, 6, tr.144]. Loại của từ không phải là bất di bất dịch. Giữa cácloại của từ có một bộ phận chuyển hoá lẫn nhau. Chuyển loại cũng là một phương thức cấutạo từ. Việc phân định từ loại tiếng Việt được dựa vào tập hợp ba tiêu chí: ý nghĩa khái quátcủa từ, khả năng kết hợp của từ và chức năng cú pháp chủ yếu của từ. Trong đó, các tiêu chí 1và 2 có tác dụng nhiều hơn trong việc tập hợp và qui loại từ. Hay nói cách khác, các đặc trưngngữ nghĩa - ngữ pháp của từ là căn cứ quan trọng để xác định tư cách từ loại của một từ cụthể. Khi khảo sát về từ loại tiếng Việt, chúng ta thường gặp hiện tượng: có những từ có thểđược dùng với những đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ pháp của từ loại này hay của từ loại khác. Ví dụ 1: a. Anh ấy vác cuốc1 ra cuốc2 đám đất trước nhà để trồng khoai. b. Công việc tiến hành rất thuận lợi1. Những thuận lợi2 ấy làm anh ta rất phấn khởi. Sự tồn tại trong tiếng Việt nói riêng và trong các ngôn ngữ đơn lập nói chung một sốlượng đáng kể các từ mang đặc trưng của các từ loại khác nhau đã đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: