Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: HỘI NHẬP MỞ CỬA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.97 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

T Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Đà Nẵng luôn chứa trong đó yếu tố hội nhập và mở cửa. Mười năm qua, sự phát triển kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức độ nhanh. Sự hội nhập và mở cửa của Việt Nam ngày càng sâu và rộng sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng? Thành phố phải làm thế nào để tận dụng được những cơ hội đó? Bài viết này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HỘI NHẬP MỞ CỬA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 HỘI NHẬP MỞ CỬA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG INTERGRATION, OPENESS, AND ECONOMIC DEVELOPMENT OF DANANG CITY BÙI QUANG BÌNH Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Đà Nẵng luôn chứa tro ng đó yếu tố hội nhập và mở cửa. Mười năm qua, sự phát triển kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức độ nhanh. Sự hội nhập và mở cửa của Việt Nam ngày càng sâu và rộng sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng? Thành phố phải làm thế nào để tận dụng được những cơ hội đó? Bài viết này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên. ABSTRACT In the history of establishment and development of Danang City, there are always the factors for integration, openess and economic development. In the past ten years, the local economic development has been kept at a fast pace. How will the integration and openess of Vietnam affect the economic development of the City? How can Danang City take the best of those opportunities. This paper will contribute an answer to these questions.1. Đặt vấn đề Quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã có những ảnh hưởng lớn tớisự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nóiriêng. Kể từ khi ra nhập WTO cho đến nay, Việt Nam bắt đầu thực hiện các camkết theo lộ trình đã ký như việc bắt đầu xóa bỏ dần các rào cản, mở cửa hơn nềnkinh tế. Điều này đã và đang làm thay đổi lớn môi trường kinh tế của Việt Nam vàđòi hỏi các cơ chế và chính sách quản lý của các cấp quản lý cũng phải có nhữngđiều chỉnh thích hợp. Trong bối cảnh này, những tỉnh và thành phố nhanh chóng thích ứng bằngviệc điều chỉnh cơ chế chính sách thích ứng nhằm tận dụng các cơ hội và khắcphục các thách thức mà quá trình hội nhập đưa tới, đã gặt hái được những thànhcông thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế mà một trong những địa phương đó làThành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc đánh giá những những tác động của cácchính sách được áp dụng trong thời gian qua trong điều kiện hội nhập và mở cửacủa các địa phương vẫn rất cần thiết. Những kết luận sẽ là nhữn g gợi ý nhằm hoànthiện hơn nữa các chính sách trong điều kiện mới. 123 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).20082. Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng sau những năm mở cửa vàhội nhập Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam, Bắc giáp tỉnh ThừaThiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ởvào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đườngsắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc,cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Từ 1/1997, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Kể từ đó,thành phố đã có sự thay đổi rất nhiều, kinh tế có sự tăng trưởng liên tục, tốc độtăng trưởng năm thấp nhất là 8.8%, cao nhất là 14% với tốc độ trung bình 9,5%một năm, quy mô của 1 % tăng trưởng tăng liên tục, nếu năm 1998 giá trị của nóchỉ gần 26 tỷ thì năm 2006 là gần 62 tỷ, tăng gần 2.4 lần. Tốc độ tăng trưởng kinhtế ở đây cao hơn mức trung bình của cả nước (7.5%). GDP bình quân theo đầungười tăng từ 380 USD năm 1997 lên gần 1100 USD năm 2006, tốc độ trung bìnhlà 9,4% năm (4). Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng cao hơn mức trungbình của cả nước. Cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đã có những thay đổi đáng kể. Từ năm 1997tới 2006 công nghiệp – xây dựng có nhiều biến động, từ 54,4 % năm 1997 giảmxuống còn 39,8% năm 2000 (- 14,6%), sau năm 2000 tăng trở lại đến 51,9% năm2006 (+ 11.1%). Dịch vụ tăng mạnh từ 35,8% năm 1997 lên 51,1% năm 2000 (+16,2%) và giảm dần xuống 43,2% năm 2006 (- 12.1%). Nông nghiệp giảm dầntrong cơ cấu kinh tế từ 9,7% năm 1997 còn 4,8% năm 2006 (- 4,9%)(5). Xu hướngđiều chỉnh tăng công nghiệp xây dựng liên tục, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp vàdịch vụ. Nhưng nếu xu hướng này tiếp tục duy trì trong thời gian tới sẽ không tốttới sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế đã có sự chuyển dịch theohướng công nghiệp hóa, để khai thác những điều kiện thuận lợi về địa lý, tàinguyên và cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế cần phải thúc đẩy sự phát triểnmạnh mẽ hơn khu vực thương mại và dịch vụ, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởngmạnh hơn và giúp cho Đà Nẵng tận dụng được những cơ hội do quá trình hội nhậpvà mở cửa đưa tới. Theo tỷ lệ đóng góp vào 1% tăng trưởng, ngành công nghiệp xây dựngluôn đóng góp nhiều nhất trên 50%, tiếp theo là ngành dịch vụ. Nông nghiệp đónggóp không nhiều, và cần phải chuyển dịch cơ cấu mạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: