Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT - BỘ CÔNG CỤ ĐO CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP NGÔN NGỮ CỦA OXFORD TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.35 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung khảo sát quy trình chuyển dịch và độ tin cậy của bộ công cụ đo chiến lược học tập ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning – SILL) do tác giả Oxford biên soạn năm 1990. Công việc chuyển dịch đã được thực hiện theo phương pháp dịch – dịch ngược (translation – back-translation) và phiên bản SILL-80 tiếng Việt đã có những điều chỉnh cho phù với với cú pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT - BỘ CÔNG CỤ ĐO CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP NGÔN NGỮ CỦA OXFORD TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010KHẢO SÁT ĐỘ TIN CẬY CỦA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT - BỘ CÔNG CỤ ĐO CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP NGÔN NGỮ CỦA OXFORD TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI VIỆT NAM HỌC TIẾNG PHÁP RELIABILITY ASSESSEMENT OF VIETNAMESE VERSION OF OXFORD’S STRATEGY INVENTORY FOR LANGUAGE LEARNING ON VIETNAMESE LEARNERS OF FRENCH Nguyễn Hữu Bình Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết tập trung khảo sát quy trình chuyển dịch và độ tin cậy của bộ công cụ đo chiếnlược học tập ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning – SILL) do tác giả Oxfordbiên soạn năm 1990. Công việc chuyển dịch đã được thực hiện theo phương pháp dịch – dịchngược (translation – back-translation) và phiên bản SILL-80 tiếng Việt đã có những điều chỉnhcho phù với với cú pháp tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Việc khảo sát độ tin cậy (reliability)thông qua các phương pháp thử - thử lại (test – retest) và phương pháp nhất quán nội tại(internal consistency reliability) trên 246 đối tượng đã cho phép khẳng định SILL-80 tiếng Việtcó đủ độ tin cậy để được sử dụng trong các nghiên cứu về sau trên đối tượng người Việt họctiếng Pháp như là ngoại ngữ. ABSTRACT This paper focuses on the translation and the reliability of the Strategy Inventory forLanguage Learning (SILL) compiled by Oxford in 1990. The translation was done by translation-back-translation method and the Vietnamese Sill-80 version was adjusted in line withVietnamese syntax and culture. The assessement of the Vietnamse SILL-80 reliability throughthe test-retest reliability and internal consistency reliability in a sample of 246 subjects haveenabled the Vietnamese Sill-80 to have sufficient reliability to be used in future studies on theVietnamese learners of French as a foreign language.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi của xã hội, ngành giáo dục đã cónhững đổi mới rất cơ bản, quan niệm lấy người học làm trung tâm ngày càng được nhậnthức một cách triệt để và được ứng dụng sâu rộng trong giảng dạy. Ngành ngoại ngữcũng không nằm ngoài xu thế này của giáo dục hiện đại. Các nghiên cứu đã và đang tậptrung nhiều hơn vào việc tìm hiểu mọi khía cạnh liên quan đến người học nhằm đưa ranhững phương pháp phù hợp hơn với từng đối tượng người học. Một trong nhữnghướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới đó làtìm hiểu các chiến lược học tập ngôn ngữ (laguage learning strategy) mà người học ápdụng nhằm làm cho việc học của mình dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. 21 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng đượcmột khung lý thuyết khá đầy đủ cho hướng nghiên cứu này. Ngoài việc đưa ra đượcđịnh nghĩa của chiến lược học tập ngôn ngữ, xây dựng bảng xếp loại các chiến lược, cáckết quả nghiên cứu đã cho phép tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa cácchiến lược học tập ngôn ngữ như là giới tính, trình độ ngoại ngữ, động lực, niềm tin,văn hóa ... Tại Việt Nam, việc nghiên cứu các chiến lược học tập ngôn ngữ chưa thực sựthu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đúng như tầm quan trọng của nó. Cácnghiên cứu trong lĩnh vực này ở nước ta còn tập trung chủ yếu vào việc dạy và học Anhvăn. Một trong những lý do của thực tế này là chúng ta chưa có công cụ đo các chiếnlược học tập phù hợp với người Việt, văn hóa Việt và có thể dùng để nghiên cứu nhiềungoại ngữ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào việc miêu tả công việcchuyển dịch và khảo sát độ tin cậy của bảng câu hỏi điều tra chiến lược học ngoại ngữdo Oxford (1990) biên soạn trên đối tượng người Việt học ngoại ngữ Pháp văn. Bài viếtnày được chia ra 3 phần chính. Phần đầu chúng tôi xin trình bày sơ lược cơ sở lý thuyếtcủa chiến lược học tập ngôn ngữ và bảng câu hỏi điều tra – Strategy Inventory forLanguage Learning (SILL) của tác giả Oxford. Chúng tôi dành phần thứ hai để nói vềcông việc chuyển dịch bảng câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt và phần thứ ba đểkhảo sát độ tin cậy của bộ công cụ đo này.2. Chiến lược học tập ngôn ngữ2.1 Định nghĩa và phân loại : Chiến lược học tập ngôn ngữ đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.Rubin (1987 : 23) định nghĩa chiến lược học tập ngôn ngữ như là “các chiến lược gópphần vào sự phát triển hệ thống ngôn ngữ mà người học phát triển và có ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động học”. O ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: