Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: PHÉP TỶ DỤ TRONG TỤC NGỮ VIỆT VÀ ANH

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.82 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi quốc gia đều gìn giữ trong ngôn ngữ của mình vô số tục ngữ, trong đó hai đối tượng có điểm tương tự nhau, nhưng khác nhau về chủng loại được đưa ra so sánh để tạo ra một ngữ sống động. Những lối so sánh như vậy, về mặt lý thuyết văn học, được xem là phép tỉ dụ. Nó toát lên tinh thần sáng tạo và tài dí dỏm của con người, và là một trong những phép tu từ được dùng phổ biến trong kho tàng văn học nói của dân gian. Bài viết này trình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÉP TỶ DỤ TRONG TỤC NGỮ VIỆT VÀ ANH" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 PHÉP TỶ DỤ TRONG TỤC NGỮ VIỆT VÀ ANH SIMILES IN VIETNAMESE AND ENGLISH PROVERBS TRẦN VĂN PHƯỚC Đại học Huế HOÀNG KIM ANH Học viên Cao học K2004-2007 TÓM TẮT Mỗi quốc gia đều gìn giữ trong ngôn ngữ của mình vô số tục ngữ, trong đó hai đối tượng có điểm tương tự nhau, nhưng khác nhau về chủng loại được đưa ra so sánh để tạo ra một ngữ sống động. Những lối so sánh như vậy, về mặt lý thuyết văn học, được xem là phép tỉ dụ. Nó toát lên tinh thần sáng tạo và tài dí dỏm của con người, và là một trong những phép tu từ được dùng phổ biến trong kho tàng văn học nói của dân gian. Bài viết này trình bày những sắc thái tương đồng cũng như dị biệt trong phép tỉ dụ giữa tục ngữ Việt và Anh. ABSTRACT Each nation preserves in its language an indefinite number of proverbs in which two things of some sameness, but of different categories, are compared in order to produce a vivid phrase. Such proverbs, in terms of literary theory, are known as similes. They reveal a witty and creative human spirit and belong to the treasure of oral folk literature. This article deals with some features of similarites as well as differences in similes between Vietnamese and English proverbs.1. Đặt vấn đề Học giả của các nền văn hoá trên thế giới luôn dành cho tục ngữ-kho tàng vănhọc dân gian- một mối quan tâm đặc biệt và đã cho ra đời rất nhiều công trình có giá trị:các bộ sưu tập đồ sộ cùng các sách nghiên cứu về cả nội dung lẫn hình thức của tục ngữ.Qua đó các vấn đề liên quan đến tục ngữ đều được tìm tòi, nghiên cứu. Bên cạnh việctìm hiểu nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời, sự lưu truyền trong dân gian của tục ngữ, các họcgiả còn phân tích các khía cạnh về văn phong, cấu trúc, nghiên cứu chức năng và việcsử dụng tục ngữ trong mọi tình huống (hội thoại, văn học và truyền thông), nhằm vẽ nênmột bức tranh bao hàm ý nghĩa và tầm quan trọng của tục ngữ như một chiến lược củavăn học nói. Trong số những tên tuổi lớn về lĩnh vực này, trong tiếng Anh có Archer Taylor,Wolfgang Mieder, George B. Bryan, Peter Lang, Pete Useth, Margaret M. Bryant, AlanDundes, Claudia A. Stibbe, Matti Kuusi, Stephen D. Winick, I.R. Galperin, ShirleyArora, Juozas Tininis…; trong tiếng Việt kể từ 1945 đến nay có Nguyễn Văn Ngọc, VũNgọc Phan, Lê Văn Hoè, Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, Nguyễn Lân,Lê Ngọc Tú, Vũ Thế Ngọc… . Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan đến cácphép tu từ trong tục ngữ không nhiều và phần lớn ở dạng bài viết, bài báo, một phầnnhỏ trong một cuốn sách hoặc tiểu luận.136 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 Do phạm vi có hạn, trọng tâm bài viết này là phép tỉ dụ, một trong 12 phép tu từđược dùng trong tục ngữ. Mục đích là nhằm đem lại cho người Việt học tiếng Anh cái nhìnsâu hơn đối với nền văn hoá của hai quốc gia và thấy được cái đẹp của từng ngôn ngữ.2. Một số khái niệm có liên quan2.1. Tục ngữ: Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà tục ngữ học là đưara một định nghĩa toàn diện và chính xác về tục ngữ, đơn giản là vì trong số những thểloại văn học dân gian (truyện thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, truyện cười và câuđố) tục ngữ mang hình thức cô đọng nhất nhưng lại không đơn giản nhất. WofgangMieder (1996), nhà tục ngữ học hàng đầu của Mỹ cho rằng: Tục ngữ là những câu nóingắn gọn, phổ biến của dân gian trong đó sự thông thái, sự thật, các bài học đạo đức,quan niệm truyền thống được diễn đạt dưới hình thức ẩn dụ, cố định, dễ nhớ và đượctruyền từ đời này sang đời khác. Nói đến tục ngữ không thể không nhắc đến thành ngữ, vì đây là hai khái niệmmà ranh giới phân biệt về nghĩa đôi khi rất khó nhận ra. Chu Xuân Diên (1997) tóm tắtnhư sau: Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sảnphẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới kháchquan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ nhữngtri thức ấy, khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi đượctrình bày, được diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.2.2. Phép tỉ dụ: Phép tỉ dụ là phép tu từ trong đó hai đối tượng thuộc hai chủng loạikhác nhau, nhưng lại có một điểm chung duy nhất, được đưa ra so sánh. (Galperin1971). Ví dụ: Các nàng hầu, như những con bướm đêm, luôn bị vẻ hào nhoáng thu hút.(Byron) Các nàng hầu và những con bướm đêm thuộc về hai loài khác nhau, nhưngByron phát hiện ra đặc điểm giống nhau giữa họ là dễ bị dụ dỗ: đó là sự hào nhoáng đối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: