Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO DANH MỤC ĐẦU TƯ TÍN DỤNG DỰA TRÊN KHUNG VALUE AT RISK (VAR)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.40 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 1    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản trị rủi ro hợp lý là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của mỗi ngân hàng nói riêng và sự bền vững của hệ thống ngân hàng nói chung, và nó cho phép các ngân hàng phân bổ vốn một cách hợp lý dựa trên cân bằng giữa rủi ro và tiềm năng tạo ra lợi nhuận. Nhìn nhận vấn đề này, Ủy ban Basel Giám sát hoạt động ngân hàng đã đề xuất tiêu chuẩn vốn mới trong hoạt động ngân hàng, trong đó khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng mô hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO DANH MỤC ĐẦU TƯ TÍN DỤNG DỰA TRÊN KHUNG VALUE AT RISK (VAR)" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010 SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO DANH MỤC ĐẦU TƯ TÍN DỤNG DỰA TRÊN KHUNG VALUE AT RISK (VAR) APPLICATION OF VALUE-AT-RISK BASED CREDIT RISK MODELS Đặng Tùng Lâm Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Quản trị rủi ro hợp lý là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của mỗi ngân hàng nói riêng vàsự bền vững của hệ thống ngân hàng nói chung, và nó cho phép các ngân hàng phân bổ vốnmột cách hợp lý dựa trên cân bằng giữa rủi ro và tiềm năng tạo ra lợi nhuận. Nhìn nhận vấn đềnày, Ủy ban Basel Giám sát hoạt động ngân hàng đã đề xuất tiêu chuẩn vốn mới trong hoạtđộng ngân hàng, trong đó khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng mô hình đo lườngrủi ro định lượng chính xác hơn - một cơ sở quan trọng cho việc ra các quyết định quản trị rủi ro- từ đó đảm bảo đủ vốn cho hoạt động ngân hàng dựa trên đánh giá rủi ro. Bài này tóm lược vàso sánh các mô hìnhđo lường rủi ro danh mục đầu tư tín dụng dựa trên khung VaR được sửdụng phổ biến hiện tại và gợi ý những điểm nên xem xét khi vận dụng các mô hình này. ABSTRACT Proper risk management is a prerequisite for bank survival in particular and for thesustainability of a banking system in general and it enables bank management to allocateproperly capital based on a trade-off between risk and profit potential. In recognition of this, theBasel Committee has proposed a new capital accord for banking that encourages banks todevelop and adopt the more rigorous quantitative risk measurement model, which is the basis ofrisk management decision-making, and ensures that banks hold adequate capital based on riskassessment. This paper summarizes and compares current VaR-based credit risk models andraises points for consideration in their application.1. Giới thiệu Kể từ khi có đề xuất mới về tiêu chuẩn an toàn vốn do Ủy ban Basel Giám sáthoạt động ngân hàng công bố (còn gọi là Basel II), đã có nhiều nỗ lực đáng kể trongviệc định lượng và quản trị các danh mục đầu tư tín dụng trong các ngân hàng. Basel IIcó thể được xem như là một bước nhằm hướng đến việc hợp nhất hai tiêu chuẩn vốn đãtừng tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trước đây giữa những người quản lý vĩ mô hoạt độngngân hàng và những người quản trị các ngân hàng – vốn quản lý (Regulatory Capital) vàvốn kinh tế (còn gọi là vốn rủi ro - Economic Capital/Risk Capital). Mục đích quantrọng của Basel II là nhằm đảm bảo các ngân hàng có được một qui trình và văn hóaquản trị rủi ro lành mạnh, qua đó đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống tài chính nóichung. Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mô hình rủi rotín dụng có thể đo lường rủi ro chính xác, thực chất là các mô hình xác định vốn kinh tếdựa vào khung VaR. 131 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010 VaR là một phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ toánhọc và thống kê. Một cách tổng quát, VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tìnhhuống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với một mức xác suất cho trước(thường gọi là độ tin cậy 1), VaR được xác định theo cách này được gọi là VaR tuyệtđối. Tuy nhiên, nhằm mục đích xác định vốn kinh tế mà ngân hàng cần nắm giữ, VaRthường được xác định bằng chênh lệch giữa tổn thất ngoài dự tính (Unexpected Loss) vàtổn thất dự tính (Expected Loss), trong đó tổn thất dự tính và tổn thất ngoài dự tínhđược xác định từ phân phối tổn thất trong tương lai của ngân hàng. Trong hoạt động tíndụng, tổn thất dự tính được xem như là một loại chi phí, loại chi phí này thể hiện bảnchất của kinh doanh tín dụng là kinh doanh rủi ro. Các ngân hàng thường trích lập dựphòng để bù đắp loại chi phí này. Chính vì vậy, Basel II đã đề xuất loại bỏ quỹ dựphòng này trong công th tính toán vốn lớp 2 (Tier 2 Capital). Vốn chỉ được nắm giữ ứcđể bù đắp cho phần tổn thất ngoài dự tính, và đây chính là phần được xác định tươngứng với VaR. VaR tương đối dễ hiểu về mặt khái niệm, tuy nhiên khá phức tạp khi triển khaithực hiện, đặc biệt trong đo lường rủi ro tín dụng. Vì phần lớn các khoản vay được cấpbởi các ngân hàng không được mua bán trên thị trường thứ cấp, các dữ liệu cần thiếtgiúp cho việc ước lượng phân phối tổn thất tín dụng trong tương lai hầu như rất hạn chế.Để giải quyết khó khăn này, hầu hết các cách tiếp cận mô hình rủi ro tín dụng đều dựatrên một vài giả thiết nhất định cũng như các lý thuyết kinh tế để mô phỏng phân phốitổn thất tín dụng, từ đó xác định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: