Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: VỐN CON NGƯỜI VÀ ĐẦU TƯ VÀO VỐN CON NGƯỜI

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người là phần cấu thành quan trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VỐN CON NGƯỜI VÀ ĐẦU TƯ VÀO VỐN CON NGƯỜI" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 VỐN CON NGƯỜI VÀ ĐẦU TƯ VÀO VỐN CON NGƯỜI HUMAN CAPITAL AND INVESTMENT IN HUMAN CAPITAL Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi conngười nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Nguồn vốn này được khai thác sử dụngtrong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất laođộng và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra tài sản của nền kinh tế,nhưng vốn con người là phần cấu thành quan trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng trưởngbền vững cho nền kinh tế của mỗi nước. Giáo dục đào tạo như “hệ thống tài chính” để hìnhthành và tích luỹ vốn con người của nền kinh tế. Điều này khẳng định tầm quan trọng của đầutư cho giáo đào tạo cũng như sử dụng có hiệu quả khoản đầu tư đó để nâng cao chất lượnghoạt động này trong tương lai. ABSTRACT Human capital is the knowledge, skills and experience accumulated in each person inthe process learning, training and working. Capital is exploited as workers engage in productionand is reflected through the efficiency and effectiveness of their work. Along with its capitaltangible assets generated by an economy, human capital is the most important factor whichcontributes to the sustainable growth of each country’s economy. Education and training isregarded as a financial system which forms and accumulates human capital of a country’seconomy. This affirms the importance of investments in education and training and effectiveuses of these investments in improving the quality of such work in the future.1. Đặt vấn đề Vốn con người (Human capital) được xác định là tài sản của mỗi quốc gia. Khiđịnh giá tài sản quốc gia các nhà kinh tế cũng tính toán phần giá trị của nó vào tổng tàisản. Ngày nay nguồn vốn này giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia vàlà nguồn lực quyết định tới tính bền vững sự tăng trưởng kinh tế. Vốn con người là vốnvô hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trìnhsản xuất. Vốn con người hình thành và tích luỹ nhờ giáo dục đào tạo và từng trải trongcuộc sống lao động. Trên thế giới những nghiên cứu về chủ đề này đã bắt đầu nhiều thập kỷ trước,còn ở Việt Nam, hiện đã có một số nghiên cứu về chủ đề này trên những khía cạnh khácnhau. Bài viết này nhằm đi sâu xem xét bản chất, tầm quan trọng của vốn con người, vàcách thức tích luỹ vốn con người trong điều kiện Việt Nam đang cố gắng vượt qua tháchtừ thức khủng hoảng kinh tế để tiếp tục phát triển kinh tế.2. Khái niệm vốn con người 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 Trong văn phong kinh tế người ta nói nhiều tới vốn con người cũng như ảnh hưởngto lớn của nó đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của quốcgia. Vậy vốn con người là gì và tầm quan trọng thế nào là vấn đề cần phải làm rõ. Trong từ điển kinh tế vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản hay hànghoá đầu tư được sử dụng vào kinh doanh mang lại lợi ích. Theo nghĩa này vốn là vốnhữu hình. Nhưng vốn con người theo Mincer Jacob (1974) cũng giống như vốn hữuhình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích luỹ thông qua giáo dục rèn luyện tronglao động và thuộc về mỗi người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập.Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006) thì vốn con người – là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểubiết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy vềmặt nội dung thì không có gì khác nhau vì những hiểu biết và kinh nghiệm đề được hìnhthành và tích luỹ trong quá trình học tập và lao động. Giữa hai loại vốn này có một điểm chung nhất đó là chúng tăng lên nhờ hoạt độngđầu tư của chủ thể và theo thời gian đều bị hao mòn. Hoạt động đầu tư làm tăng vốnhữu hình nhờ mua sắm trang bị thêm máy móc nhà xưởng… còn hoạt động đầu tư vàovốn con người nhờ đầu tư học hành. Sự hao mòn của chúng ở đây cùng là hao mòn vôhình dưới ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ làm tư bản hữu hình lạchậu và mất giá, còn những kiến thức tích luỹ được cũng bị lạc hậu trong quá trình đónếu không được cập nhật thường xuyên thông qua quá trình đào tạo lại hay tiếp tục tựhọc tập để bổ sung hoàn thiện. Chúng cũng có những điểm khác nhau nhất định. Thứnhất, vốn con người là vốn vô hình gắn với người sở hữu nó, và chỉ được sử dụng khingười chủ của nó tham gia vào quá trình sản xuất. Loại vốn này không thể mang chovay hay thế chấp như vốn hữu hình. Thứ hai, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: