Báo cáo nghiên cứu khoa học: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 732.89 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày nay, GIS là một công cụ hỗ trợ mang lại sự thành công của nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống thống tin địa lý (GIS) có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu theo không gian và thời gian. GIS thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý lãnh thổ, tài nguyên – môi trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học:" XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS ESTABLISHING A DATABASE FOR SUPERVISING WASTE BY GIS IN DANANG CITY Nguyễn Thị Diệu Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ngày nay, GIS là một công cụ hỗ trợ mang lại sự thành công của nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống thống tin địa lý (GIS) có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu theo không gian và thời gian. GIS thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý lãnh thổ, tài nguyên – môi trường...Bài báo này nêu lên phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS để quản lý rác thải, nhằm giúp cho các nhà quản lý môi trường của thành phố Đà Nẵng có những lựa chọn nhanh và hiệu quả khi đưa ra các phương án kiểm soát, quản lí chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. ABSTRACT Today, GIS is a useful tool that helps bring successes in socio-economic and national defence activities of many countries around the world. A Geographic Information System (GIS) has functions to manage and analyse data according to time and space. A GIS is really an efficient support tool for managing territories, natural resources and the environment. This paper presents a method to establish the GIS database for the supervision of waste, aiming at helping the city’s leading environmental managers to have quick decisions in applying solutions to control measures and supervision of waste, minimizing the danger of environmental pollution. 1. Đặt vấn đề Ứng dụng là một hoạt động sôi nổi, là mục đích và lý do tồn tại của khoa học, công nghệ nói chung và của hệ thống thông tin địa lý (GIS) nói riêng. Từ khi ra đời đến nay, cùng với những tiến bộ của công nghệ, các ứng dụng GIS cũng không ngừng phát triển như tạo lập các bản đồ chất lượng cao để xây dựng các sơ đồ quy hoạch đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch và đánh giá môi trường, nghiên cứu sinh thái,..GIS hứa hẹn sẽ nổi lên như một trong các ứng dụng rộng rãi nhất. Qua thực tế về quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thấy rằng cần ứng dụng GIS vào quản lí rác thải để tăng hiệu quả trong quản lí môi trường, góp phần để Đà Nẵng trở thành thành phố “xanh, sạch, đẹp” của cả nước. 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải ở thành phố Đà Nẵng 2.1. Hiện trạng rác thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2008 - Nguồn phát thải: Ở thành phố Đà Nẵng, tất cả chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư, cơ quan, trường học, bãi biển, các điểm du lịch, khu công nghiệp, bệnh viện đều 220 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 được tổ chức thu gom. Ngoài ra, thành phố đang trong giai đoạn nâng cấp, quy hoạch đô thị còn chắp và và phổ biến hàng ngày, ...Thực trạng này làm cho nguồn phát sinh khối lượng rác thải ngày càng gia tăng và phức tạp. - Thành phần và tính chất rác thải: Đối với rác thải đô thị thành phố Đà Nẵng thì thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, rác có độ ẩm cao 40 - 60%, tỷ trọng 450kg/m3. - Nhìn chung, tính chất rác thải liên quan mật thiết đến nguồn gốc và thành phần của nó. Rác thải có nguồn gốc từ công nghiệp và bệnh viện có tính chất nguy hiểm và độc hại hơn cả. Riêng Rác thải sịnh hoạt mực độ nguy hiểm đỡ hơn nhưng khối lượng lại lớn. Do đó nó là nguồn gây ô nhiễm môi tường nghiên trọng. - Công tác thu gom , quản lý và xử lý rác thải Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng thu gom chất thải rắn bình quân được 532 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom đạt 87% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt trên 95% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã. Thành phố Đà Nẵng hiện có 10 Trạm trung chuyển được đầu tư từ Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường. Vị trí, quy mô của các trạm như sau: - Cơ sở xử lý chôn lấp chất thải: Thành phố Đà Nẵng hiện có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn là bãi rác Khánh Sơn mới và bãi rác Khánh Sơn cũ, do Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng quản lý và vận hành. 2.2. Ứng dụng công nghệ Gis để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải ở thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Công tác chuẩn bị: + Xác định mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải và thành lập bản đồ quản lý các tuyến thu gom rác, các trạm trung chuyển,.. + Thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu được thu thập từ các tài liệu và hồ sơ: Thu thập tài liệu liên quan đến hệ thống thông tin địa lý và các ứng dụng nó trong các lĩnh vực quản lý về tài nguyên và môi trường. - Dữ liệu thuộc tính gồm các loại tài liệu liên quan đến rác thải ở thành phố Đà nẵng như: khối lượng rác thải, thành phần rác thải, tỷ trọng, các phương tiện thu gom rác, thời gian tiến hành thu gom hàng ngày, công nghệ xử lý rác thải của thành phố Đà Nẵng tại bãi rác Khánh Sơn.. - Dữ liệu không gian: Thu thập các bản đồ địa hình, bản đồ giao thông, bản đồ hành chính của thành phố Đà Nẵng, dữ liệu số thu thập dưới dạng file Danang *.dgn của phần mềm Microsation. 221 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành khảo sát thực tế để bổ sung số liệu và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học:" XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DƯỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS ESTABLISHING A DATABASE FOR SUPERVISING WASTE BY GIS IN DANANG CITY Nguyễn Thị Diệu Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ngày nay, GIS là một công cụ hỗ trợ mang lại sự thành công của nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống thống tin địa lý (GIS) có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu theo không gian và thời gian. GIS thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý lãnh thổ, tài nguyên – môi trường...Bài báo này nêu lên phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS để quản lý rác thải, nhằm giúp cho các nhà quản lý môi trường của thành phố Đà Nẵng có những lựa chọn nhanh và hiệu quả khi đưa ra các phương án kiểm soát, quản lí chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. ABSTRACT Today, GIS is a useful tool that helps bring successes in socio-economic and national defence activities of many countries around the world. A Geographic Information System (GIS) has functions to manage and analyse data according to time and space. A GIS is really an efficient support tool for managing territories, natural resources and the environment. This paper presents a method to establish the GIS database for the supervision of waste, aiming at helping the city’s leading environmental managers to have quick decisions in applying solutions to control measures and supervision of waste, minimizing the danger of environmental pollution. 1. Đặt vấn đề Ứng dụng là một hoạt động sôi nổi, là mục đích và lý do tồn tại của khoa học, công nghệ nói chung và của hệ thống thông tin địa lý (GIS) nói riêng. Từ khi ra đời đến nay, cùng với những tiến bộ của công nghệ, các ứng dụng GIS cũng không ngừng phát triển như tạo lập các bản đồ chất lượng cao để xây dựng các sơ đồ quy hoạch đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch và đánh giá môi trường, nghiên cứu sinh thái,..GIS hứa hẹn sẽ nổi lên như một trong các ứng dụng rộng rãi nhất. Qua thực tế về quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thấy rằng cần ứng dụng GIS vào quản lí rác thải để tăng hiệu quả trong quản lí môi trường, góp phần để Đà Nẵng trở thành thành phố “xanh, sạch, đẹp” của cả nước. 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải ở thành phố Đà Nẵng 2.1. Hiện trạng rác thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2008 - Nguồn phát thải: Ở thành phố Đà Nẵng, tất cả chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư, cơ quan, trường học, bãi biển, các điểm du lịch, khu công nghiệp, bệnh viện đều 220 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 được tổ chức thu gom. Ngoài ra, thành phố đang trong giai đoạn nâng cấp, quy hoạch đô thị còn chắp và và phổ biến hàng ngày, ...Thực trạng này làm cho nguồn phát sinh khối lượng rác thải ngày càng gia tăng và phức tạp. - Thành phần và tính chất rác thải: Đối với rác thải đô thị thành phố Đà Nẵng thì thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, rác có độ ẩm cao 40 - 60%, tỷ trọng 450kg/m3. - Nhìn chung, tính chất rác thải liên quan mật thiết đến nguồn gốc và thành phần của nó. Rác thải có nguồn gốc từ công nghiệp và bệnh viện có tính chất nguy hiểm và độc hại hơn cả. Riêng Rác thải sịnh hoạt mực độ nguy hiểm đỡ hơn nhưng khối lượng lại lớn. Do đó nó là nguồn gây ô nhiễm môi tường nghiên trọng. - Công tác thu gom , quản lý và xử lý rác thải Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng thu gom chất thải rắn bình quân được 532 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom đạt 87% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt trên 95% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã. Thành phố Đà Nẵng hiện có 10 Trạm trung chuyển được đầu tư từ Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường. Vị trí, quy mô của các trạm như sau: - Cơ sở xử lý chôn lấp chất thải: Thành phố Đà Nẵng hiện có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn là bãi rác Khánh Sơn mới và bãi rác Khánh Sơn cũ, do Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng quản lý và vận hành. 2.2. Ứng dụng công nghệ Gis để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải ở thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Công tác chuẩn bị: + Xác định mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải và thành lập bản đồ quản lý các tuyến thu gom rác, các trạm trung chuyển,.. + Thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu được thu thập từ các tài liệu và hồ sơ: Thu thập tài liệu liên quan đến hệ thống thông tin địa lý và các ứng dụng nó trong các lĩnh vực quản lý về tài nguyên và môi trường. - Dữ liệu thuộc tính gồm các loại tài liệu liên quan đến rác thải ở thành phố Đà nẵng như: khối lượng rác thải, thành phần rác thải, tỷ trọng, các phương tiện thu gom rác, thời gian tiến hành thu gom hàng ngày, công nghệ xử lý rác thải của thành phố Đà Nẵng tại bãi rác Khánh Sơn.. - Dữ liệu không gian: Thu thập các bản đồ địa hình, bản đồ giao thông, bản đồ hành chính của thành phố Đà Nẵng, dữ liệu số thu thập dưới dạng file Danang *.dgn của phần mềm Microsation. 221 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành khảo sát thực tế để bổ sung số liệu và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo báo cáo kỹ thuật báo cáo sinh học báo cáo nông nghiệp báo cáo lịch sửTài liệu liên quan:
-
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 296 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 192 0 0 -
8 trang 190 0 0
-
9 trang 174 0 0
-
6 trang 163 0 0
-
8 trang 160 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về một mô hình bài toán quy hoạch ngẫu nhiên
8 trang 146 0 0 -
Báo cáo khoa học: TÍNH TOÁN LÚN BỀ MẶT GÂY RA BỞI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM THEO CÔNG NGHỆ KÍCH ĐẨY
8 trang 127 0 0 -
4 trang 118 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: BIỂU HIỆN STRESS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
7 trang 112 0 0