Danh mục

BÁO CÁO SỐ 115/BC-BTP NGÀY 11/7/2008 CỦA BỘ TƯ PHÁP TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.51 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo báo cáo số 115/BC-BTP ngày 11/7/2008 của Bộ tư pháp tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký bất động sản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO SỐ 115/BC-BTP NGÀY 11/7/2008 CỦA BỘ TƯ PHÁP TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÁO CÁO SỐ 115/BC-BTP NGÀY 11/7/2008 CỦA BỘ TƯ PHÁP TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN Hoạt động đăng ký bất động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc công khai và minh bạch quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và các quyền khác liên quan đến bất động sản của cá nhân, tổ chức. Qua đó, Nhà nước xác nhận và bảo hộ các quyền cơ bản nêu trên và tạo nguồn thông tin để mọi người đều có thể tìm hiểu trước khi xem xét, quyết định tiến hành các giao dịch về bất động sản, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, ngăn ngừa các tranh chấp và cung cấp chứng cứ để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản – Một trong các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước ta đến năm 2010. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên của việc đăng ký bất động sản, trong những năm vừa qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường công tác này. Nhằm làm rõ các kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và xác định phương hướng hoàn thiện hệ thống đăng ký bất động sản, ngày 19/6/2008, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai công tác đăng ký bất động sản. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, đại diện các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội, Trung tâm Thông tin tài nguyên, môi trường và đăng ký nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã tập trung tổng kết, đánh giá công tác đăng ký bất động sản trên các mặt chủ yếu sau đây: PHẦN I ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về công tác xây dựng pháp luật Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản, nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quan trọng này. Qua đó, pháp luật về lĩnh vực đăng ký bất động sản đã từng bước hoàn thiện, góp phần đưa hoạt động đăng ký bất động sản dần đi vào nề nếp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch các quyền và giao dịch về bất động sản. Việc đăng ký bất động sản được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực như đất đai, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản v.v… trong đó có Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thuỷ sản, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, Nghị định số 90/2006/NĐ- CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Pháp luật về đăng ký bất động sản đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau: 1.1. Thiết lập được hành lang pháp lý nhằm công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng và các quyền khác đối với bất động sản của tổ chức, cá nhân, thông qua đó giúp Nhà nước quản lý tốt hơn bất động sản và cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn trong việc thực hiện các quyền về bất động sản. 1.2. Từng bước chú trọng việc xây dựng các quy định pháp luật về đăng ký bất động sản nhằm khuyến khích các giao dịch về bất động sản được thực hiện an toàn, hợp pháp và hạn chế những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện. 1.3. Từng bước xây dựng quy trình đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản tương đối đầy đủ để giúp các cơ quan đăng ký áp dụng, thực hiện khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. 1.4. Tạo cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin về bất động sản theo 3 cấp hành chính (tỉnh, huyện, xã) nhằm theo dõi những biến động về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản. 2. Về cơ quan thực hiện quản lý đăng ký bất động sản Ở Trung ương, việc quản lý nhà nước về đăng ký bất động sản hiện nay có sự phân tán do pháp luật quy định các Bộ có chức năng quản lý về đất đai, xây dựng, nông nghiệp quản lý đối với loại bất động sản tương ứng. Do đó, tồn tại nhiều Bộ có chức năng quản lý về đăng ký bất động sản, cụ thể như sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký quyền sử dụng đất; - Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký đối với nhà ở, công trình xây dựng; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký đối với rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm; - Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản. Ở địa phương, cũng tồn tại nhiều đầu mối cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý về đăng ký bất động sản như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp. Về cơ bản, các Bộ nêu trên và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào việc ...

Tài liệu được xem nhiều: