Nhiệm vụ quan trọng trong nghề báo là cởi bỏ mặt nạ của những kẻ làm sai, lừa đảo và xì căng đan..." - ông Stephen Whittle, ĐH Oxford (Anh) nói.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo chí và quyền lên tiếngBáo chí và quyền lên tiếngNhiệm vụ quan trọng trong nghề báo là cởi bỏ mặt nạ củanhững kẻ làm sai, lừa đảo và xì căng đan... - ông StephenWhittle, ĐH Oxford (Anh) nói.Năm 2004, không khí trong BBC căng như dây đàn vì một cuốnphim điều tra gây sốc của phóng viên. Hết Bộ trưởng Nội vụ viếtthư lại đến Giám đốc nha cảnh sát London trực tiếp đến trụ sởgặp Giám đốc BBC yêu cầu không công bố.Sau khi cân nhắc, BBC vẫn quyết định phát sóng cuốn phimđược phóng viên kì công đóng vai cảnh sát, lọt vào trường đàotạo cảnh sát, trong suốt 6 tháng để quay được các học viên cảnhsát có các phát ngôn và hành vi phân biệt chủng tộc. Trong đóthậm chí có cảnh học viên bàn với nhau khi thành cảnh sát thì sẽbắt và đánh người khác chủng tộc. Kèm theo đó, tòa báo đã côngkhai việc họ đang chịu áp lực can thiệp của các cơ quan côngquyền.Cuốn phim đã gây chấn động dư luận Anh. Những người xuấthiện trong cuốn băng đã bị đuổi khỏi ngành. Những người từngtìm cách ngăn cản cuốn phim được phát sóng quyết định thay đổiquy trình tuyển chọn cảnh sát để tránh chọn nhầm những ngườiphân biệt chủng tộc vào trong đội ngũ.Việc quan chức cấp cao cố gây tác động này nọ, ngăn cảnquyền lên tiếng của báo chí không có gì lạ. Vấn đề là cách phảnứng của Ban biên tập khi nhận được những cuộc gọi như thế,anh lựa chọn cách cảm ơn, tôi đang nghe và rồi tạm biệt, hay anhquyết định tuân theo yêu cầu của họ, ông Stephen Whittle, ViệnNghiên cứu báo chí Reuters, ĐH Oxford, Anh, người từng là giámđốc phụ trách chính sách biên tập của BBC khi câu chuyện cuốnphim xảy ra nói.Cách làm của BBC là công khai việc họ bị can thiệp đã khiến chocơ quan công quyền e ngại. Bởi việc công chúng biết đến sự canthiệp ấy còn tồi tệ hơn bản thân thông tin được công bố.Đến Việt Nam dự Hội thảo Chống xúc phạm danh dự, nhânphẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyềnthông do Học viện Báo chí Tuyên truyền phối hợp với ViệnNghiên cứu báo chí Reuters, ĐH Oxford, Anh tổ chức, nhà nghiêncứu Stephen Whittle nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng trongnghề báo là cởi bỏ mặt nạ của những kẻ làm sai, lừa đảo và xìcăng đan. Đó là lợi ích công để làm như vậy và là việc mà các tờbáo đã làm trong suốt lịch sử của mình.Ông Stephen nêu cụ thể, lợi ích công bao gồm các thông tin ảnhhưởng đến sức khỏe, an toàn cộng đồng, thông tin chống thamnhũng, lật tẩy sự kém năng lực của các công chức, cũng nhưquyền cung cấp thông tin cho công chúng để có quyết định đúng,nhất là trong các kì bầu cử.Trong trường hợp một bài báo có chi tiết xâm phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín, sai sự thật, nhưng nếu bài báo phục vụ lợi íchcông và nhà báo đã làm hết trách nhiệm theo đúng quy trình 10bước của phép thử Reynolds trong việc kiểm tra nguồn tin, đốichứng với đối tượng trong bài viết, thì tờ báo được hưởng quyềnmiễn trừ.Trường hợp khác, vụ trà xanh không độ Dr. Thanh sử dụngnguyên liệu không rõ nguồn gốc, vì lợi ích công, báo chí phải cóquyền lên tiếng.Lợi ích công đã được viện dẫn rất nhiều để bảo vệ nhà báo khi bịkiện. Đơn cử, tòa án Trung Quốc đã từng viện dẫn lợi ích côngđể xét xử trường hợp các phóng viên xếp hàng dài nhận tiền củamột chủ mỏ để không đưa tin về việc sập hầm lò, trong đó có cảphóng viên Tân Hoa Xã. Việc không lên tiếng khi đó là có tội.Gác cửaÔng Stephen Whittle cũng lưu ý, nhà báo không thể chỉ nghĩ đếnquyền mà quên trách nhiệm.Thực tế, với vụ trà xanh không độ, ông Nguyễn Văn Dững, Phókhoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền cho hay, các cơquan báo chí Việt Nam đã phải đợi 3 tuần sau mới thông tin về 3container nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.Nhà báo và tòa báo phải có trách nhiệm kiểm tra, đối chứngthông tin với công ty này, để họ lên tiếng. Luôn phải có sự kiểmchứng chặt chẽ nguồn tin trước khi đưa tin, để không vướng vàoviệc xâm phạm uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, ôngStephen nói.Như trường hợp trà xanh không độ, Cục trưởng Cục Báo chí, BộThông tin & Truyền thông Hoàng Hữu Lượng nêu, vấn đề đặt ralà nhà báo phải chứng minh DN có đưa nguyên liệu đó vào sảnxuất, và sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùnghay không, từ đó mới kiến nghị việc cho phép lưu thông haykhông lưu thông sản phẩm.Nhà báo không nhất thiết phải luôn đúng nhưng chắc chắn phảilàm việc một cách chí công vô tư, điều tra đầy đủ về việc viết gìvà viết như thế nào, ông Stephen nói.Ở Thụy Điển, Nam Phi, phóng viên khi nộp bài phải đính kèm tờcam kết về tài liệu, nguồn tin và việc kiểm chứng thông tin.Ông Lượng đặt vấn đề, phải đặt lại vai trò của người biên tập,trách nhiệm thẩm định, gác cửa trước khi trình Tổng biên tậpduyệt bài viết.Giới nghiên cứu và các nhà báo đều chia sẻ quan điểm cho rằngcần hết sức tránh trường hợp dựa vào nguồn tin duy nhất.Khi nào báo chí chủ động điều tra được thì thắng lợi, như vụthan thổ phỉ Quảng Ninh, ...